Tái khám phá Linh ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp

Dòng Chúa Cứu Thế trên toàn thế giới đang chuẩn bị mừng Năm Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Đây là cơ hội hồng ân Thiên Chúa ban để mỗi tu sĩ DCCT tái khám phá giá trị kho báu Người đã ký thác cho Hội Dòng cách đây 150 năm: Linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Linh ảnh này có lẽ cũng đã phải chịu chung số phận như nhiều bức ảnh khác là chìm vào quên lãng, nếu như đã không được nhiều người mến yêu sùng mộ, đặc biệt nhờ sự cổ võ nhiệt thành của rất nhiều thế hệ tu sĩ DCCT. Tiếp nối truyền thống Hội Dòng, thế hệ hôm nay cũng nhiệt thành cổ võ lòng sùng kính Mẹ.
(Linh ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp)
 1. Sốt sắng như đại phúc
Linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có một vai trò nổi bật trong các kỳ đại phúc của DCCT và giúp đem lại nhiều ơn ích thiêng liêng không ai không thấy. Trong kỳ tiền phúc, từng đoàn người cùng với linh ảnh đến thăm các gia đình và cầu nguyện với sự hiện diện của Mẹ. Nhiều gia đình đang xung khắc bất hòa được ơn sám hối và tha thứ cho nhau sau khi đón rước linh ảnh vào trong gia đình. Có gia đình ban đầu ngại ngùng không muốn rước linh ảnh, nhưng khi chứng kiến ơn lành Đức Mẹ ban cho các gia đình khác thì cuối kỳ đại phúc cũng xin được rước linh ảnh vào nhà. Trong kỳ đại phúc, các tu sĩ DCCT mang theo linh ảnh khi đi thăm viếng từng gia đình và tặng mỗi gia đình một linh ảnh rồi cùng nhau cầu nguyện.Linh ảnh ĐMHCG như linh hồn của đại phúc DCCT. Cả hai không thể tách lìa khỏi nhau. Các nhà thừa sai rao giảng Tin Mừng cứu độ và Đức Mẹ giúp người tội lỗi hoán cải rồi đưa họ về cùng Chúa. 
Ngoài đại phúc ra, còn có lúc nào linh ảnh ĐMHCG thật sự được tôn vinh đặc biệt và gần gũi với đoàn con của Mẹ như thế không? Có lẽ hơi ít. Để giúp canh tân việc hành hương tại các Đền ĐMHCG hôm nay, với thực trạng người đi hành hương đang giảm dần so với trước đây, tại sao chúng ta không làm cho các giờ hành hương cũng thấm đượm tinh thần gần gũi thân thương và sốt sắng như trong các kỳ đại phúc? Tại sao linh ảnh ĐMHCG không được đưa đến gần những người đi hành hương hơn? Tại sao không để người đi hành hương được cảm thấy gần gũi Đức Mẹ và được thêm phần sốt sắng sống động trong các giờ hành hương? Hành hương kính ĐMHCG cũng là một việc đạo đức bình dân. Trong các việc đạo đức bình dân khác, giáo dân vẫn thường tự tổ chức chương trình của mìnhvà đóng vai trò chính, hạn như đi hành hương Đức Mẹ La Vang, Tà Pao; các cha đi theo đoàn thường đóng vai trò ít quan trọng như trong thánh lễ.   

2. Cầu nguyện với linh ảnh
Theo truyền thống,các bức ảnh như linh ảnh ĐMHCG được vẽ ra là để cầu nguyện, để tôn kính, để nâng đỡ đức tin, để giúp chiêm ngắm những thực tại vô hình của Thiên Chúa. Linh ảnh vì vậy được coi như “cửa sổ” để phàm nhân qua đó chiêm ngắm những thực tại vô hình. Linh ảnh,theo lối suy nghĩ này, rất giống quyển Kinh Thánh. Đôi mắt của Đức Mẹ trong linh ảnh ĐMHCG thực sự kỳ diệu khi lôi cuốn những ai chiêm ngắm linh ảnh. Nếu người đó cầu nguyện trong giây phút huyền diệu “bốn mắt nhìn nhau” này thì họ sẽ luôn cảm thấy sốt sắng, và Đức Mẹ trở nên rất gần gũi và đầy lòng thương xót đối với họ. Họ như được đưa lên thiên đàng với Mẹ, dù không phải xuất thần như các thánh, nhưng tâm trí đã ở bên Mẹ rồi. 
Nhìn chung, tại Việt Nam, người đi hành hương đến các Đền ĐMHCG cũng để cầu nguyện với Đức Mẹ. Nhưng các ảnh ĐMHCG của chúng ta đều đặt ở cao và xa. Chúng ta chưa có những bức ảnh ĐMHCG lớn và gần với người đi hành hương.Nhiều Đền ĐMHCG của DCCT trên thế giới có những bức ảnh ĐMHCG lớn và đặt gần tầm tay người đi hành hương, có lẽ không ngoài mục đích giúp người hành hương cầu nguyện. Nhiều người thường đến đứng sát linh ảnh và cầu nguyện. Mắt nhắm nghiền và môi miệng tha thiết cầu nguyện, hoặc gục đầu trước linh ảnh và một tay đặt lên ảnh Mẹ rồi chìm vào trong cầu nguyện. Linh ảnh ĐMHCG thật sự là nơi người đi hành hương tín thác trao phó tất cả nỗi niềm của họ, vì ngoài Mẹ ra, họ không còn biết cậy trông vào ai. Nhiều người nhờ tin tưởng phó thác nơi Mẹ và ra về được bình an và như ý.
3. Chân trần, dép tuột, Chúa đi tìm ai?
Trên linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, một trong những chi tiết gây tò mò nhiều nhất đó là đôi dép bên còn bên tuột của Chúa Giêsu Hài Nhi đang được Đức Mẹ ôm chặt vào lòng. Những tò mò sẽ phần nào được sáng tỏ khi chúng ta chiêm ngắm chính đôi chân của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể làm người và ở giữa chúng ta, với chủ đề “Chân Chúa” trong Kinh Thánh. Hạn như, bạn hãy tưởng tượng mình là cô Ma-ri-a đang ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy (x. Lc 10,39), vìchân Chúa Giêsu biểu tượng cho nơi chốn và nguồn ân
Bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
sủng của Thiên Chúa, hạn như: “Thiên hạ ra xem sự việc đã xảy ra. Họ đến cùng Đức Giê-su và thấy kẻ đã được trừ quỷ đang ngồi dưới chân Đức Giê-su, ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo. Họ phát sợ (Lc 8,35). Và chúng ta có thể cầu nguyện: “Ôi, Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp, xin giúp chúng con đón nhận được tất cả ân sủng bình an và thương xót của Chúa Giêsu. Đôi chân Chúa Con đang tất tả đi tìm các con chiên lạc, đến độ chiếc còn chiếc rớt, xin đến với gia đình con, tâm hồn con, và tìm thấy chúng con nhé! Amen.”
“Chân Chúa” biểu tượng sự hiện diện uy nghi của Thiên Chúa
Ngày ấy, Người sẽ dừng chân trên núi Ô-liu, đối diện với Giê-ru-sa-lem về phía đông. Núi Ô-liu sẽ chẻ ra ở giữa, từ đông sang tây, làm thành một thung lũng rộng lớn;một nửa quả núi sẽ lui về phía bắc và một nửa về phía nam (Dcr 14,4)
Họ nhìn thấy Thiên Chúa của Ít-ra-en; dưới chân Người như có nền lát bằng lam ngọc, trong vắt như chính bầu trời (Xh 24,10)
ĐỨC CHÚA phán thế này:”Trời là ngai của Ta, và đất là bệ dưới chân Ta.Các ngươi sẽ xây cho Ta nhà nào, và nơi nào sẽ là chốn Ta nghỉ ngơi?(Is 66,1)
Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả (Mt 5,35)
Người cầm trong tay một cuốn sách nhỏ mở sẵn, Người đặt chân phải lên biển, chân trái lên đất (Kh 10,2)
Các môn đệ thờ lạy dưới chân Chúa Giêsu
Bỗng Đức Giê-su đón gặp các bà và nói: “Chào chị em !” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người (Mt 28,9)
Các tội nhân tìm đến chân Chúa Giêsu và được cứu
Thấy Đức Giê-su, anh la lên, sấp mình dưới chân Người, và lớn tiếng nói rằng: “Lạy ông Giê-su, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông ? Tôi xin ông đừng hành hạ tôi!” (Lc 8,28)
Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm (Ga 12,3)
Người đau khổ tìm đến chân Chúa Giêsu và được cứu
Có những đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành (Mt 15,30)
Bỗng có một người tên là Gia-ia đi tới; ông là trưởng hội đường. Ông sụp xuống dưới chân Đức Giê-su, nài xin Người vào nhà ông (Lc 8,41)
Thật vậy, một người đàn bà có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Người, liền vào sấp mình dưới chân Người (Mc 7,25)
Khi đến gần Đức Giê-su, cô Ma-ri-a vừa thấy Người, liền phủ phục dưới chân và nói: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết”(Ga 11,32)
LM. JM. Hà Ngọc Phú CSsR
Nguồn: Chuacuuthe.com



> Bài viết được đăng 24/6/2014
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét