Các PP Phê bình Văn học



1.  Dẫn nhập
2.  Phê bình Mới Anh Mỹ
3.  Phê bình Xã hội học
4.  Phê bình Phân tâm học
5.  Phê bình Nữ quyền luận
6.  Phê bình Hậu thực dân
I.  PHÊ BÌNH MỚI (ANH MỸ) NEW CRITICISM (IN ENGLAND &AMERICA)
1.1. Phê bình Mới (Anh Mỹ) là gì?
- Là một trường phái phê bình có vai trò hàng đầu trong môi trường học thuật ở Anh Mỹ từ những năm 20 đến những năm 60 của thế kỷ XX.
- Tập trung khám phá văn bản trên mối quan hệ hữu cơ giữa hình thức và ý nghĩa, không coi trọng các yếu tố nằm ngoài văn bản.
-Đặc biệt chú ý thể loại thơ ca.
-Tựa trên thành tựu tu từ học, thi pháp học, ngôn ngữ học.
- Xác lập những phương pháp Đọc kỹ (Close -Reading).
-Khái niệm Phê bình mới xuất hiện từ một bài giảng của Joel Elias Spingarn: The New Criticism: A Lecture Delivered at Columbia University, (9 - 3 -1910) và tên cuốn sách New Criticism của John Crowe Ransom năm 1941.
1.2. Các thuật ngữ chính (Key terms)
-    Hàm hồ (Ambiguity)
-    Nghịch lý (Paradox)
-    Chủ đề (Theme)
-    Cốt truyện (Plot)
-    Tính trớ trêu (Irony): độ chênh  giữa điều được nói và điều được ám chỉ, giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.
-    Độ căng (Tension)
-    Điểm nhìn (Point of view)
-    Dạng mẫu âm thanh (patterns of sound)
-    Cấu trúc tự sự (narrative structure)
-    Văn bản dị ngữ (heteroglossic)
-    Phép chuyển nghĩa [trope]
-    Các biện pháp tu từ: hình ảnh (image), ẩn dụ (metaphor), biểu tượng (symbol), nhịp điệu (rhythm) …
-    Lầm lẫn về ý định (Intentional Fallacy): đánh đồng bài thơ với ý đồ của tác giả. 
-    Lầm lẫn về cảm thụ (Affective Fallacy): nhầm lẫn ý nghĩa của văn bản với tác động cảm xúc của nó lên độc giả.
-    Dị biệt về diễn giải (Heresy of Paraphrase): khi giải thích một bài thơ, việc  tóm tắt chi tiết hoặc diễn xuôi thường làm sai lệch văn bản.
-    Đọc kỹ (Đọc gần, Đọc tỉ mỉ: Close -Reading /Micro – lecture): Đọc tập trung một văn bản, phân tích, lý giải hình thức của văn bản trong mối quan hệ với ý nghĩa.


1. 3. Phương pháp: Đi tìm mối quan hệ giữa tư tưởng của văn bản và hình thức của nó.
1.3.1.Các cấp của Đọc kỹ: 
Đọc kỹ có bốn cấp:
-    Cấp 1: Đọc từ vựng và ngữ pháp: chú ý các khía cạnh của từ vựng, ngữ pháp và cú pháp, con số của bài diễn văn hay bất kỳ tính năng khác đóng góp cho phong cách cá nhân của nhà văn.
Miêu tả hiện tượng.
-    Cấp 2: Đọc ngữ nghĩa: khảo sát về ý nghĩa các từ những thông tin mà bài thơ mang đến.
Nhận thức về ý nghĩa.
-    Cấp 3: Đọc kết cấu: Khảo sát các mối quan hệ giữa các từ và các ý nghĩa trong văn bản.
Phân tích: kiểm tra, sàng lọc, đánh giá
-    Cấp 4: Đọc văn hóa: Khảo sát mối quan hệ của các yếu tố (bất kỳ) của văn bản với những yếu tố bên ngoài nó (văn bản khác của cùng tác giả, hoặc những bài viết khác của cùng loại của các nhà văn khác nhau; các yếu tố của lịch sử xã hội, văn hóa, triết học, tâm lý học.
Lý giải
1. 3.2. Các bước của Đọc kỹ
-    Khởi đầu: đọc vài lần văn bản nắm nghĩa chung. Lập danh sách các yếu tố khảo sát. Với bút chì và văn bản: đánh dấu các yếu tố cần chú ý.
-    Xác định nghĩa của từ, nắm bắt những từ khác lạ, từ khóa. Phân tích mối quan hệ của các từ trong câu: lặp, tương đồng, đối nghịch. Lý giải sự lựa chọn của tác giả về các từ có tính cá nhân: thế nào? tại sao?
-    Khảo sát cấu trúc: văn bản triển khai thế nào (ý tưởng, kết cấu)
-    Khảo sát âm thanh và nhịp điệu: các yếu tố này tác động đến ý nghĩa thế nào? Có thể dùng các khái niệm thi pháp học và tu từ học để phân tích. Khảo sát các hình thái diễn ngôn: so sánh, ẩn dụ, hình ảnh, biểu tượng.
-    Khảo sát câu: các loại câu, trật tự của câu, nhịp điệu của câu. Chú ý khoảng lặng, độ ngưng, các nghịch đảo, song song, lặp lại... Phân tích các yếu tố làm nên tính mơ hồ, đa nghĩa.
-    Khảo sát văn cảnh: Phân tích
-    Khảo sát tính chất trớ trêu của văn bản
-    Khảo sát giọng điệu của nhân vật, người tường thuật,  tác giả: quan hệ giữa các yếu tố đó (kiến thức tự sự học). Phân tích giọng điệu, phong cách. Tìm ra sự lựa chọn của tác giả trong sự kết hợp của tất cả các yếu tố nói trên để tạo ra một văn bản độc đáo.
-    Khảo sát các biện pháp tu từ đã sử dụng: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, hình tượng, biểu tượng…
-    Khảo sát chủ đề: Phát hiện hệ thống chủ đề
-    Phát hiện giới tính của văn bản
-    Xác định cốt truyện
-    Xác lập một đề tài để viết về văn bản, chọn chìa khóa để mở cánh cửa vào văn
1.3.3.Các câu hỏi thường gặp với người đọc Phê bình Mới:
-Tính hàm hồ của ngôn ngữ? Kết cấu ngôn ngữ? Các tiềm năng liên tưởng của ngôn ngữ văn chương?
- Các thủ pháp văn chương đặc thù? Hàm ý của các thủ pháp này?
- Phép điệp, phép so sánh, phép liệt kê, phép chơi chữ?phép chuyển nghĩa [trope]? Phép gián cách hay tạo cự ly?  Các mệnh đề song song? Các nhịp điệu, vần?
- Các nghịch lý (về ý nghĩa và từ ngữ)?
-Những mỉa mai? mâu thuẫn?
- Hiệu ứng của hình thức?
- Các hình thức bất thường của câu?
- Những mù mờ (confusion) về quy chiếu?
- Những chuyển động trong văn bản?
- Hệ thống hình tượng? Hệ thống ẩn dụ? Hệ thống biểu tượng?
- Các thiết kế tự sự? Câu chuyện được kể ra như thế nào?
- Mạch văn bản? Tuyến trần thuật?
-Tác phẩm bắt đầu từ đâu? kết thúc thế nào?
- Cách quan sát và miêu tả ?
- Quan hệ giữa chủ thể và đối tượng?
- Hành trình ý thức? khách quan? chủ quan?
- Hiệu ứng lạ hóa? Có sự phá vỡ “tầm đón đợi” không?
- Các chủ đề được phát ngôn như thế nào? Chủ đề then chốt của tác phẩm nằm ở đâu? Độ căng của chủ đề?
- Các môtip giới thiệu (trực tiếp/ gián tiếp)
- Vai trò giải trung tâm của nhân vật?
- Các cuộc đối thoại có những ý nghĩa gì?
- Các loại ý nghĩa? Nghĩa thông thường/ nghĩa hiển ngôn/ nghĩa đặc thù/ nghĩa tiềm ẩn nghĩa riêng?
-Ý nghĩa xã hội khác nhau trong nhân vật? Giải mã những suy nghĩ của nhân vật?
- Kỹ thuật xây dựng vở kịch? Diễn tiến của kịch? Hậu trường của cuộc đối thoại? Các ý định bị che giấu?
-Văn bản có tập hợp ở trong mình nhiều dạng thức ngôn ngữ không? (Văn bản dị ngữ -heteroglossic)
- Phong cách ngôn ngữ của nhân vật (riêng/ chung)?
- Sắc thái diễn ngôn? (uy quyền? mềm mỏng? biến hóa? (đơn nghĩa và độc thoại)
- Có trích dẫn hoặc phong cách hóa và quy chuẩn hóa một diễn ngôn khác không? Ý nghĩa của việc đối thoại hóa (dialogization)? Những động thái đối thoại hóa?
-Những từ ngữ hay hình ảnh đặc thù được dùng để thể hiện các ý nghĩa phổ quát?
-Ngôn ngữ và ý nghĩa, tinh thần và vật chất, nội dung và hình thức, cái đặc thù và cái phổ quát… tương hợp, dung hòa với nhau như thế nào?
-Có hòa giải thành công giữa những điều trái ngược? (“Hòa điệu của những xung khắc”: cái phổ quát và cái đơn nhất? Các ý nghĩa phổ quát và những nét đặc thù cụ thể?...)
-Những hình tượng trong tương quan với vẻ ngoài?
- Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?
- Tính chất của chủ thể?
- Tính chất bất ổn của tri giác?
- Tính nước đôi của bài thơ?
- Tính chất phân mảnh (thời gian, không gian, ý nghĩa…)
- Ký ức và trí tưởng tượng?
- Các dạng ý nghĩa (tôn giáo, văn hóa, chính trị…) ....
1.4.Yêu cầu
-Tiếp cận sâu về văn bản trong khả năng cao nhất.
- Lập một hê thống câu hỏi chi tiết.
- Giữ lại tính đa nghĩa và phức tạp của văn bản.
1. 5.Kết luận:
1.5.1. Là một phương pháp thực hành, phê bình Mới Anh Mỹ chủ yếu tập trung vào mô tả, phân tích, lý giải hơn là nhận định về giá trị thẩm mỹ hay ý nghĩa cách tân của các tác phẩm văn học.
1.5.2. Ảnh hưởng lâu dài, sâu đậm: Phê Bình Mới được giảng dạy trong hầu hết các trường đại học Mỹ, và từ Mỹ, lan rộng sang hầu hết các quốc gia nói tiếng Anh khác.
1.5.3.Mạnh về phân tích thơ ca.
1.5.4. Rèn luyện kỹ năng phân tích sâu văn bản, là phương pháp trợ thủ hữu hiệu cho các phương pháp khác.



2. PHÊ BÌNH XÃ HỘI HỌC - SOCIOCRITICISM
2.1. Phê bình Xã hội học là gì?
-    Là một trường phái phê bình manh nha vào thế kỷ 19, hình thành và phát triển mạnh vào thế kỷ 20, phân nhánh và dung hợp vào thế kỷ 21.
-    Khi tiếp cận sự kiện văn học, tập trung khảo sát những yếu tố xã hội có mặt trong văn bản. Xác lập, miêu tả, lý giải những tương quan giữa xã hội và tác phẩm văn học.
-      Đề cao lý trí, chú ý con người xã hội và xem trọng mối quan hệ nhân quả giữa xã hội và văn học.
-      Khái niệm “socio-critique” được Claude Duchet khai sinh năm 1971, khi ông đề nghị một cách đọc lịch sử -xã hội về văn bản, ấy là “một thi học nghiên cứu về tính xã hội, gắn liền với một cách đọc trên góc độ hệ tư tưởng, chú ý sự đặc thù của văn bản” (C. Duchet)
-    Phê bình Xã hội học hiện đại hiện nay có ba nhánh chính : (1)  Xã hội học về công việc sáng tạo (Lucien Goldmann) (2) Xã hội học về trường văn học (Pierre Bourdieu) (3) Xã hội học về tiếp nhận (Hans Robert Jauss).
2.2.  Các phương pháp chính của Phê bình Xã hội học
2.2.1. Các bước tiến hành của phê bình Xã hội học truyền thống
1. Chọn văn bản
2. Xác định bối cảnh ra đời của tác phẩm.
3. Tóm tắt nội dung tác phẩm.
4.  Xác lập hệ thống nhân vật.
5. Xác định mâu thuẫn xã hội và tính giai cấp của các nhân vật trong tác phẩm.
6. Xác định tính điển hình của nhân vật. 
7. Xác định tính điển hình của hoàn cảnh
8. Xác định xu hướng chính trị của nhà văn.
9. Đi tìm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm
2.2.2 Các bước tiến hành của phê bình Xã hội học hiện đại:
 1. Chọn văn bản
 2. Xác lập các cấu trúc ý nghĩa trong tác phẩm.
 3. Xác lập các cấu trúc xã hội tương ứng.
 4. Cắt nghĩa mối quan hệ giữa cấu trúc ý nghĩa này  với cấu trúc xã hội.
 5. Khảo sát sự vận động của các cấu trúc trên.
 6. Phát hiện mối quan hệ giữa giữa tư tưởng tác giả và tư tưởng tác phẩm (nhất quán hay có một độ chênh nhất định)
7.  Khảo sát yếu tố chính trị trong tác phẩm văn học (văn học hậu thực dân).
8.  Chú ý tính xã hội- lịch sử của cách viết.
9.  Khảo sát tác động của xã hội (cơ chế, chính sách) với tác phẩm và tác giả (xã hội học văn học).
10. Khảo sát tác động của công chúng với tác phẩm và tác giả (mỹ học tiếp nhận).
11. Khảo sát yếu tố giới tính trong tác phẩm văn học (văn học nữ quyền).
2. 3. KẾT  LUẬN
1.  PBXHH là trường phái phê bình có lưu vực rộng nhất và giòng chảy dài nhất so với những trường phái PB khác.
2.  Nếu phê bình xã hội học truyền thống nặng tínhquy phạm và quyết định luận thì phê bình xã hội học hiện đại cởi mở hơn, đã làm mới lại lịch sử văn chương bằng một kiếm tìm mở rộng, thông thái và nhạy cảm về phương diện xã hội.  Mặt khác, nhờ những tìm tòi trên thực tế văn bản mà nó tiếp cận với ký hiệu học văn học và phân tâm học.

3 .PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC (PSYCHO-CRITICISM)
     3.1. Phê bình phân tâm học là gì?
-    Là xu hướng phê bình manh nha  từ cuối thế kỷ XIX, với lý thuyết Phân tâm học (Psychoanalysis) của Sigmund Freud, phát triển mạnh mẽ trong nửa đầu thế kỷ XX, phân nhánh&  dung hợp nửa sau thế kỷ XX.
-    Tiếp cận tác phẩm văn học trên các nguyên tắc về tâm lý học, cụ thể là vô thức. Với S. Freud là vô thức cá nhân, với C.G. Jung là vô thức tập thể.
-    Thuật ngữ phê bình Phân tâm học được khai sinh bởi Charles Mauron năm 1949.
-    Phê bình phân tâm học là một phương pháp diễn dịch.
-    Đối tượng của PBPTH là tâm lý của tác giả, tâm lý của nhân vật và tâm lý của độc giả.
-    Có hai xu hướng: PBPTH cổ điển & PBPTH hiện đại
Sau S. Freud, phê bình phân tâm học phát triển theo nhiều hướng:
1. Tập trung vào tác giả và tiểu sử tác giả: Marie Bonaparte
2. Kết hợp cả hai khuynh hướng, nghiên cứu chủ đề: Charles Mauron, (Vô thức trong tác phẩm và cuộc đời của Racine), G. Bachelard.
3. Tập trung vào văn bản: Jean- Bellemin Noël
4. Nghiên cứu văn hóa với tâm bệnh học tộc người (G. Devereux)
5. Kết hợp phân tâm học và Thiền (E. Fromm)
6. Kết hợp phân tâm học và folklore (V. Dundes)
7. Phên tâm học tập trung vào người đọc (N. Holland)
8. Phân tâm học và cấu trúc - kí hiệu học (Jacques Lacan)
3.2. Gợi ý về phương pháp:
3.2.1. Có nhiều hướng tiếp cận
1.  Nghiên cứu nhà văn như một cá thể hoặc loại hình: Tiến hành phân tâm tác giả.
2.  Nghiên cứu quá trình sáng tác.
3.  Nghiên cứu các loại hình và phép tắc tâm lý trong tác phẩm (cấu trúc tâm lý nhân vật, khám phá ý nghĩa): tiến hành phân tâm nhân vật trong tác phẩm, khi đó ít nhiều người ta xem nhân vật như là những con người thực, hình dung có một “vô thức của văn bản” thuộc về tác phẩm.
4.  Nghiên cứu tâm lý độc giả: thị hiếu, xu hướng đọc, những chia sẻ/ không chia sẻ…
3.2.2. Các tiêu điểm cần phân tích:
-Vô thức
-Bản năng tính dục
-Cấu trúc nhân cách
- Giấc mơ
- Mặc cảm Oedip
-Xung đột về tâm lý
-Những mâu thuẫn, bất thường  trong diễn ngôn
- Các chủ đề
- Hiện tượng chia cắt (separation)
- Những môtíp: mất mát (loss), chấn thương, lo âu, sợ hãi, ám ảnh, trầm uất, mộng du, kháng cự, tự vệ,  bế tắc và hòa giải …
- Hiện tượng thiếu hụt/ bù trừ, ngưng đọng/ dịch chuyển, mất trật tự về ranh giới, lẫn lộn giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài, che giấu, thèm muốn, ngụy trang, thiếu ý thức về bản thân, không nối kết được với người khác…
-Các từ ngữ thuộc tính dục và các biểu hiện tính dục của nhân vật
- Cắt nghĩa hiện tượng tâm lý bằng nguồn gốc cá nhân/ nguồn gốc gia đình, xã hội…
3.2.3.Điều kiện để thực hành PBPTH:
-Thành thạo lý thuyết Freud
- Hiểu biết thấu đáo về lịch sử thời đại hoặc về ngôn ngữ.
-Huy động cảm xúc ở cường độ cực mạnh.
-Có khả năng phân tích và tự phân tích thường xuyên
3.3. Kết luận :
1. Bị định kiến của xã hội
2. Phạm vi tác phẩm khảo sát hẹp
3. Nghiên cứu phê bình là công việc của ý thức: mâu thuẫn.
4. Kỹ năng phân tích, cần kết hợp với nhiều thao tác khác, khó
5. Dễ bị suy diễn khiên cưỡng: mơ hồ

4. PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN (FEMINISM CRITICISM)
4.1. Phê bình nữ quyền là gì?
Là một trường phái phê bình văn học thoát thai từ phong trào chính trị xã hội đấu tranh cho quyền bình đẳng phụ nữ, phát triển mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XX, chủ trương xác lập một nền mỹ học, lý luận văn học và sáng tác văn học riêng cho giới nữ.
4.2. Những dung hợp
•   Phê bình Nữ quyền văn bản
•   Phê bình Nữ quyền phân tâm học
•   Phê bình Nữ quyền hậu cấu trúc luận
•   Phê bình Nữ quyền duy vật
•   Phê bình nữ quyền hậu hiện đại
•   Phê bình nữ quyền và đồng tính
•   Phê bình nữ quyền hậu thuộc địa
•   Phê bình nữ quyền và kỹ thuật thân thể
4.3. Gợi ý phương pháp tiếp cận nữ quyền:
- Chọn văn bản
- Chú ý tác giả
-Khảo sát nhân vật
- Khảo sát điểm nhìn
-Khảo sát hệ chủ đề
-Phân tích diễn ngôn
-Lý giải
4.4. Các câu hỏi khi đọc nữ quyền?
- Nên chọn văn bản nào?: truyền miệng/ viết cũ/ mới, đàn bà/ đàn ông, tự sự/ trữ tình?
-Tác phẩm được thừa nhận/ bị quên lãng/ bị phê phán?
-Các nhân vật nào mang tư tưởng nữ quyền?
-Các nhân vật nào mang số phận nữ giới?
4.5. Kết luận:
Phê bình văn học Nữ quyền có lịch sử không dài, phát triển theo hướng phân nhánh và dung hợp với các trường phái khác.

5. PHÊ BÌNH HẬU THỰC DÂN (POSTCOLONIAL CRITICISM)
5. 1.Phê bình Hậu thực dân là gì?
Là trường phái phê bình thuộc phạm trù hậu hiện đại, chủ trương đi tìm trong tác phẩm văn học các dấu vết của chính sách thực dân.
Xuất hiện vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, bắt nguồn từ tác phẩm Orientalism (1978) của Edward W. Said và tiểu luận "Postcolonial Criticism" (1992), Homi K. Bhabha.  Phê bình hậu thực dân chịu ảnh hưởng PB Marxist, Phê bình Giải Cấu trúc và tư tưởng Michel Foucault .
5. 2. Các khái niệm chính?
Cái khác (Other)/ Sự khác biệt (Difference)
Chủ nghĩa độc tôn (Monocentrism)
Tính nước đôi (Ambivalent)
Tính lai ghép (Hybridity)
Tính bắt chước (Mimic)
Văn học hậu thực dân (Post-colonialist literature)
Sự  đề kháng (Resistance)
Chủ nghĩa quốc gia (Nationalism)
Diễn ngôn hậu thực dân (Postcolonial discourse)
Diễn ngôn thực dân (Colonial discourse)
5.3. Đối tượng:
-Văn học trong các nước thuộc địa/ văn học ở các nước thực dân
-Văn học trong thời kỳ bị chiếm đóng/ Văn học từ thời kỳ bị chiếm đóng đến nay
-Những hệ quả mà chính sách thực dân để lại trên đời sống văn học:  áp đặt, ảnh hưởng, kháng cự, tái tạo, những mâu thuẫn trong tâm thức dân tộc (tự tôn/ tự ti, hoài cổ/ chạy theo cái mới), văn hóa, lịch sử bị phân mảnh, cắt vụn.“Người dân thuộc địa có rất nhiều quá khứ nhưng lại không có lịch sử” (Nguyễn Hưng Quốc)
- “Văn học hậu thực dân” có các chủ đề chính:
+Sự biến đổi hay sự ăn mòn văn hóa xã hội: Dường như mỗi khi nền độc lập được hình thành, một vấn đề chủ yếu lại nảy sinh; đâu là đặc trưng văn hóa mới?
+Sai lầm trong đường lối vận dụng quyền lực và khai thác: Mặc dù đã không còn bị lèo lái như một thuộc địa, người dân bản xứ dường như vẫn còn bị áp chế bởi những người định cư tại đây. Câu hỏi đặt ra là, ai là kẻ thực sự nắm quyền ở đây, và làm sao để ngày Độc lập thực sự mang ý nghĩa độc lập?
+Sự tan rã và chuyển hóa của thuộc địa: Chủ đề này thường được đưa ra để khảo cứu về cá nhân thay vì về tổng thể miền đất hậu thuộc địa. Những con người cá nhân thường tự hỏi mình; trên đất nước mới này, điều gì phù hợp với mình và mình có thể kiếm sống bằng cách nào?
+Ứng dụng văn học Anh ngữ: người ta có thể hỏi liệu ta có thể đạt được yêu cầu mục đích của các môn học hậu thuộc địa, ví dụ như phân tích văn học và văn hóa hậu thuộc địa, mà không quan tâm tới những tác phẩm văn học được viết bằng ngôn ngữ gốc của các quốc gia hậu thuộc địa hay không.
5.4. Những gợi ý về phương pháp:
5.4.1. Triển khai từ các khái niệm (xem mục VI.2.)
5.4.2 Chú ý các yếu tố sau trong văn bản:
-sự hòa trộn của tái hiện và thực tại (hoặc về việc lẫn lộn tái hiện với thực tại)
-mặc cảm tự ti/tự tôn dân tộc
-những khúc xạ
- những đồng hóa
- sự tái hiện lịch sử
- quá khứ và hiện tại, tái hiện và thực tại
- bạo lực đế quốc.
- kháng cự/  tuân phục
- quyền lực về kinh tế, quyền lực về tình dục
5.4.3.Những câu hỏi thường gặp khi đọc Phê bình Hậu thực dân:
-Các văn bản văn học tái hiện, hiển lộ hay ẩn ngầm, các phương diện của các áp chế thực dân như thế nào?
-Văn bản tiết lộ những gì về sự phức tạp trong bản sắc hậu thuộc địa, bao gồm mối quan hệ giữa bản sắc văn hóa và bản sắc cá nhân, và những vấn đề như ý thức kép, và sự lai tạp?
-Những người hay nhóm người nào được định nghĩa là “người khác” hay kẻ xa lạ trong tác phẩm? Những người/nhóm người đó được miêu tả và đối xử như thế nào?
-Văn bản tiết lộ những gì về mặt chính trị / tâm lý của làn sóng chống thực dân?
-Văn bản tiết lộ những gì về những tác động của sự khác biệt văn hóa – cách thức mà sắc tộc, tôn giáo, giai cấp, phái tính, định hướng giới tính, tín ngưỡng văn hóa, và phong tục kết hợp với nhau tạo nên bản sắc cá nhân – trong việc định hình nhận thức của chúng ta về bản thân và người khác, và về thế giới mà chúng ta đang sống bên trong?
-Văn bản trả lời hay đưa ra nhận xét đối với những nhân vật, đề tài, hay giả thuyết của một tác phẩm (thực dân) được đề cao như thế nào?
-Các nền văn học của các cộng đồng hậu thuộc địa có những điểm chung quan trọng nào?
5.5.Kết luận:
Là một trường phái tiếp cận trên xu hướng văn hóa chính trị, Phê bình Hậu thực dân ngày càng phát triển theo hướng phân nhánh ở các quốc gia.

(Đề cương bài giảng)
PGS. Ts. Nguyễn Thị Thanh Xuân
GV Trường Đh KHXH&NV Tp. HCM
Khoa Văn học&Ngôn ngữ



> Bài viết được đăng 20/3/2014


Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét