ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________________
ĐỀ
CƯƠNG NCKH SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
NĂM
HỌC 2014 – 2015
1. Tên đề tài
Thể
loại Truyện Kinh thánh trong tác phẩm Giêsu Con của Con người- Kahlil Gibran
GVHD:
ThS. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm (đã đồng ý)
Chuyên
ngành (theo
nội dung đề tài):
BỘ
MÔN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Họ
và tên chủ nhiệm đề tài:
Nguyễn
Tuấn Dũng
Lớp,
Khoa/Bộ môn:
Văn
3A/Văn học và Ngôn ngữ
Địa
chỉ thường trú:
Tỉnh Vĩnh Long
Địa
chỉ liên lạc:
Bình Dương.
Số
điện thoại:
XXXXXXXX
XXXXXXXX
Email:
2. Mục tiêu của đề tài:
-
Thấy được những đặc trưng nổi bậc của
Văn học tâm linh gắn với tôn giáo (Thiên Chúa giáo).
-
Tìm hiểu thể loại Truyện Kinh thánh như
là một thể loại Văn học. Nó mang yếu tố huyền thoại, lấy tích sử trong Kinh
thánh nhưng vẫn đảm bảo tính sáng tạo, hư cấu trong Văn học.
-
Tìm thấy sự khác biệt giữa thể loại Truyện
Kinh thánh và Truyện Thánh kinh để làm rõ các tác phẩm Văn học tâm linh gắn với
tôn giáo (Phật giáo và Hồi giáo)
-
Tìm hiểu tác giả Kahlil Gibran người được
mệnh danh là thi sĩ tâm linh, Kahlil Gibran còn là tác giả tôn giáo bí nhiệm được
giới độc giả khắp nơi trên thế giới chú ý và quan tâm sâu rộng ở thế kỉ XX.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng và kết hợp nhiều
phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất
cho đề tài. Bao gồm:
-
Phương pháp Tiếp nhận: hiểu và nắm vững
các lí thuyết tiếp nhận trong việc tiếp cận đề tài. Đồng thời, xác định đúng đối
tượng cần hướng đến nhằm đi sâu làm rõ mục tiêu đặt ra.
-
Phương pháp phân loại-thống kê: nhằm
phân chia, hệ thống hóa các tư liệu dưới những mục đề phù hợp, thêm vào đó dùng
các cứ liệu là con số nhằm tăng cường sự thuyết phục.
-
Phương pháp lịch sử: xem xét tiếp nhận mới
dưới góc độ lịch sử-cụ thể. Xét nó trong sự vận động chung của quá trình phát
triển văn học từ thấp đến cao, từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp.
-
Kết hợp các thao tác lập luận.
4. Sơ lược về tình hình nghiên cứu ở
trong nước và nước ngoài:
-
Tình
hình trong nước:
Kahlil Gibran được mệnh
danh là thi sĩ tâm linh, vì thế được nhiều độc giả trong nước quan tâm nên số
lượng các tác phẩm của ông được dịch và xuất bản khá nhiều. Cụ thể dịch giả
Nguyễn Ước đã dịch trọn bộ sách 25 cuốn gồm 20 tập, trong số đó có tác phẩm Giêsu Con của Con người. Dù vậy, với số
lượng tác phẩm phong phú nhưng để được nghiên cứu và đào sâu tại Việt Nam cho đến
nay chưa nhiều.
Chuyên đề Văn học tâm
linh ở nước ta đang được quan tâm, có nhiều cuộc hội thảo diễn ra, nhiều tham
luận được giới thiệu trong các hội thảo. Bước đầu mở ra hướng nghiên cứu mới về
Văn học tâm linh trong nước.
Trong đó có các tham luận
tiêu biểu: Giá trị hiện thực
của yếu tố tâm linh trong văn học trung đại của Lê Thu Yến
hay Thiền Đạo và Nghệ thuật thơ ca thời
Lý - Trần của Đoàn Thị Thu Vân. Gần đây tham luận của Bùi Việt Thắng rất được
quan tâm của giới chuyên môn Sự thức tỉnh
của tâm linh từ góc nhìn văn hoá qua một số tiểu thuyết xuất bản gần đây (tiểu
thuyết Và khi tro bụi - Đoàn Minh Phượng;
Cõi người rung chuông tận thế - Hồ
Anh Thái, Ngược mặt trời - Nguyễn Một).
Có thể nói, nghiên cứu
Văn học tâm linh là đi sâu tìm hiểu đời sống tâm linh của những nhà văn, nhà thơ
để giải mã nhiều hiện tượng, nhiều tác phẩm văn chương còn đang bỏ quên.
-
Tình
hình ngoài nước:
Những tác phẩm của Kahlil
Gibran được nhiều độc giả, giới chuyên môn trên thế giới quan tâm và nghiên cứu.
Nhưng do điệu kiện khách quan, tôi chưa thể tiếp cận được những tài liệu nghiên
cứu về tác phẩm, tác giả Kahlil Gibran ở ngoài nước.
5. Nội dung đề tài:
MỞ ĐẦU:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
-
Đề tài tôn giáo là luôn có sức hấp dẫn trong
giới Văn học, vì chính yếu tố huyền nhiệm, triết lý và mang tính giáo dục cao. Hướng
nghiên cứu về mối quan hệ văn học và văn hóa tâm linh gần đây cũng rất được chú
ý. Tiêu biểu là Hội thảo khoa học “Văn học
và Văn hóa tâm linh” do Viện Văn học phối hợp với Khoa Văn học và Ngôn ngữ,
trường Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào 7/3/2014 tại Hà Nội.
-
Kinh thánh là tác phẩm kinh điển, nhiều
lĩnh vực nghệ thuật được sáng tác như: hội họa, điêu khắc, âm nhạc,… đều lấy cảm
hứng từ đó. Với sự nhạy cảm về ngôn từ và cái đẹp, không ít các tác giả Văn học
sáng tác cho mình những tác phẩm có giá trị qua những tích sử có trong Thánh
kinh. Nhưng
nghiên cứu về mảng văn học này hiện nay chưa nhiều.
-
Các tác phẩm truyện kể Kinh thánh là những
tác phẩm có tính sáng tạo, hư cấu được tác giả sáng tác trên cơ sở hiểu biết
tôn giáo, cụ thể là Thánh kinh để tạo nên một tác phẩm văn học.
-
Tìm hiểu tác phẩm Giêsu Con của Con người của Kahlil Gibran ở phương diện truyện kể
Kinh Thánh là một đề tài mới và có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của các tác phẩm kinh điển tôn giáo đối với sáng tác văn học. Từ đó có thể mở rộng
nghiên cứu không chỉ đối với Kinh thánh (Kitô giáo) mà còn trong trường hợp
kinh điển của các tôn giáo khác (Phật giáo, Hồi giáo).
-
Kahlil Gibran được xem là thiên tài bất
tử, được độc giả trên thế giới xưng tụng ông với giọng văn ngôn sứ. Chính vì thế,
theo thống kê của giới xuất bản sách, Gibran là thi sĩ có số lượng độc giả đông
vào hàng thứ ba, chỉ sau Shakespeare và Lão Tử. Vì vậy, việc nghiên cứu Kahlil
Gibran cũng là cần thiết.
2. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ
-
Tác giả Kahlil Gibran được dịch khá nhiều
ở Sài Gòn trước năm 1975, các tác phẩm của ông được tái xuất bản nhiều lần. Đặc
biệt Nhà nghiên cứu - dịch giả Nguyễn Ước đã dành thời gian hơn hai năm để dịch
trọn bộ tác phẩm ông (25 cuốn) và giới thiệu cho chúng ta một thi sĩ, triết gia
lỗi lạc.
-
Cho đến nay vẫn chưa thấy các nghiên cứu
về tác phẩm Giêsu Con của Con người của
Kahlil Gibran.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-
Đối
tượng nghiên cứu:
+ Tác phẩm Giêsu Con của Con người của Kahlil Gibran
-
Phạm
vi đối tượng nghiên cứu:
+
Gồm nhiều tài liệu, đầu sách nói đến cuộc đời và sự nghiệp Kahlil Gibran tại
các thư viện lớn trong cả nước, trong đó có nguồn internet chiếm phần đông.
+ Còn có các tác phẩm Kahlil Gibran được
dịch từ Nguyễn Ước như: Đôi cánh tâm linh (Wings of Spirit), Linh hồn nổi loạn (Spirits Rebellious), Ngôn sứ (The Prophet).
4. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI
-
Hiểu thêm giá trị Văn học tâm linh, nhất
là Văn học mang tính tôn giáo (trong phạm vi đề tài này là Kitô giáo)
-
Tiếp cận nền Văn học Ả Rập vốn tự thân
xuất hiện nhiều tư tưởng, triết gia lỗi lạc trong đó có Kahlil Gibran.
-
Làm sáng rõ thể loại Truyện Kinh thánh vốn
còn mới mẻ trong Văn học
CHƯƠNG
1
GIỚI
THIỆU TÁC GIẢ KAHLIL GIBRAN, TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN KINH THÁNH
Chương
đầu giới thiệu về tác giả Kahlil Gibran và sự nghiệp sáng tác. Một bộ phận sáng
tác của ông được phóng tác từ Kinh Thánh
trong đó có Giêsu Con của Con người
(Jesus Son of Man).
1.1.
Tác giả Kahlil Gibran và sự nghiệp sáng
tác
1.1.1. Tác
phẩm của Kahlil Gibran đóng góp phong phú cho Văn học
1.1.2. Đặc
trưng các tác phẩm Kahlil Gibran
1.1.3. Tôn giáo (Kitô giáo) ảnh hướng đến sáng tác Kahlil
Gibran
1.2.
Tác phẩm Giêsu Con của Con người
1.2.1. Giêsu
là con người thật
1.2.2. Giêsu
là con người hiện hữu
1.3.
Thể loại Truyện Kinh thánh
1.3.1. Truyện
Kinh thánh là gì?
1.3.2. Thể
loại Truyện Kinh thánh trong văn học
1.3.3. Chức
năng thể loại Truyện Kinh thánh trong Văn học
1.3.3.1. Mang
tính thẩm mỹ
1.3.3.2. Mang
tính giáo hóa
1.3.3.3. Mang
tính suy diễn
Tiểu
kết…
CHƯƠNG II
HÌNH TƯỢNG GIÊSU TRONG TÁC PHẨM GIÊSU CON CỦA CON NGƯỜI
Chương II, Kahlil
Gibran đã xây dựng hình tượng Giêsu chân phương và giản dị. Điều mà Kahlil
Gibran muốn xác tính mạnh mẽ Giêsu là Thiên Chúa và cũng là con người thật
trong thế giới hữu hình.
2.1.
Hình tượng Giêsu trong Kinh thánh
2.1.1. Giêsu
Đấng Messiah
2.1.1.1. Giêsu
qua lời các tiên tri
2.1.1.2. Giêsu
vua dân Do Thái
2.1.1.3. Giêsu
tái lâm lần hai
2.1.2. Giêsu
là Thiên Chúa
2.2.
Hình tượng Giêsu trong tác phẩm
2.2.1. Giêsu Con của Thiên Chúa
2.2.1.1. Dân Do Thái trông chờ Đấng Cứu thế
2.2.1.2. Sự
Nhập thể của Giêsu
2.2.1.3. Những
phép lạ của Giêsu khi rao giảng
2.2.1.4. Cái
chết và phục sinh của Giêsu
2.2.2. Giêsu
là con người bình thường
2.2.2.1. Giêsu
cuộc đời ẩn dật
2.2.2.2. Bản
tính con người trong Giêsu
2.2.2.3. Con
của Con người bình đẳng với quyền con người
2.2.2.4. Cái chết vinh quang của Con người
2.3.
Giêsu hai Bản tính Thiên Chúa và con người
CHƯƠNG III
NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
Trong chương III, ta
nói đến nghệ thuật mà Kahlil Gibran đã sử dụng để làm nên tính độc đáo trong
tác phẩm. Đề tài Kinh thánh tuy cổ điển và hàn lâm, nhưng Kahlil Gibran dùng
ngòi bút của mình làm nên một tác phẩm mang tính sáng độc và đậm chất Văn học.
3.1.
Sự sáng tạo từ Kinh thánh
3.1.1.
Vận dụng tích sử từ Kinh thánh
3.1.2.
Vận dụng tư tưởng, huấn dụ trong Kinh
thánh
3.2.
Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ
3.3.
Nghệ thuật tự sự qua nhiều ngôi kể
KẾT LUẬN
-
Kahlil Gibran đã tài tình thể hiện thể
loại Truyện Kinh thánh trong tác phẩm
-
Đặc biệt Kahlil Gibran vận dụng hài hòa
giữa tư tưởng Đông và Tây
-
Cần phát triển và nghiên cứu thể loại
Truyện Kinh thánh trong Văn học
-
Thể loại Truyện Kinh thánh góp phần
phong phú cho Văn học, nó không chỉ phục vụ cho tôn giáo mà còn để để thõa mãn
cái thẩm mỹ và vẻ đẹp của ngôn từ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A
Nolan 2008, Đức Giêsu trước khi có Kitô
giáo, Vương Đình Bích, nxb Tôn giáo, Hà Nội.
2. Brian
Grenier 2009, Đức Giêsu nhà giáo ưu việt,
tập thể đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, nxb Tôn giáo, Hà Nội.
3. Trần
Lê Bảo 2012, Giáo trình văn hóa Phương
Đông, nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4. Benedicto
XVI 2013, Đức Giêsu Thành Nazareth,
Lm Nguyễn Văn Trinh, nxb Tôn giáo, Hà Nội.
5. Doãn
Chính (chủ biên) 2012, Lịch sử triết học
phương Đông, nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
6. Diane
Morgan 2006, Triết học & tôn giáo
phương Đông, Lưu Văn Hy, nxb Tôn giáo, Hà Nội.
7. Bùi
Văn Đọc 2009, Đức Kitô hôm qua, hôm nay
và mãi mãi, nxb Tôn giáo, Hà Nội.
8. Ngô
Phúc Hậu 2009, Nhật ký Đức Giêsu, nxb
Tôn giáo, Hà Nội.
9. Đỗ
Minh Hợp (chủ biên) 2009, Tôn giáo phương
Đông: quá khứ và hiện tại, nxb Tôn giáo, Hà Nội.
10. Nguyễn
Quang Hưng (chủ biên) 2012, Triết học
Phương Đông và Phương Tây: vấn đề và cách tiếp cận, nxb Chính trị Quốc gia
- Sự thật, Hà Nội.
11. Juan
Arias 2009, Đức Kitô luôn mới lạ, Trần
Sơn Nam, nxb Tôn giáo, Hà Nội.
12. Nguyễn
Luật Khoa 2008, Đức tin tìm kiếm sự hiểu biết, nxb Phương Đông, TP Hồ Chí Minh.
13. Pearl
Buck 2011, Chuyện kinh thánh: giải Nobel
văn chương 1938 , Nguyễn Ước, nxb Văn học, Hà Nội.
14. Hoàng
Văn Sơn 2005, Ông là ai?, nxb Tôn
giáo, Hà Nội.
15. Lý
Minh Tuấn 2003, Công giáo và Đức Kitô:
kinh thánh qua cái nhìn từ Đông Phương, nxb Tôn giáo Hà Nội.
16. TMVL
2010, Chúa Kitô nguồn sống tâm hồn,
nxb Phương Nam, Hồ Chí Minh.
17. Têrêsa
Calcutta 2011, Chúa Giêsu Ngôi lời tuyên
xưng, nhóm tu sĩ Đồng Công, nxb Tôn giáo, Hà Nội.
18. Lý
Minh Tuấn 2013, Đức Giêsu qua Kinh thánh
Cựu ước, nxb Tôn giáo, Hà Nội.
19. Lệ
Xuân 2011, Kinh thánh, nxb Thời đại,
Hà Nội.
5. THỜI GIAN BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC:
Tháng 3/2014 đến tháng 3/2015
6. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
-
Hoàn thành đúng tiến độ được giao.
-
Đạt được các mục tiêu đã đề ra đối với Đề
tài.
-
Rút được những kinh nghiệm trong việc
làm nghiên cứu khoa học cho bản thân.
-
Đảm bảo tính khách quan, tính khoa học,
tính ứng dụng của đề tài.
7.
HƯỚNG
ỨNG DỤNG:
Hướng ứng dụng
-
Vận dụng kiến thức đạt được trong đề tài
để tiếp cận dễ dàng Văn học tâm linh nói chung Văn học gắn với tôn giáo (Phật
giáo, Hồi giáo) nói riêng.
TP. Hồ Chí Minh,
ngày….. tháng….. năm 20…..
Giáo viên hướng dẫn Chủ nhiệm
đề tài
(ký
và ghi rõ họ tên) (Ký và
ghi rõ họ tên)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét