>>> Bài vận dụng Phương pháp phê bình Mới- Anh Mỹ, Đọc kĩ
Tống biệt- Tản Đà
"Lá
đào rơi rắc lối thiên thai
Nửa
năm tiên cảnh
Một
bước trần ai
Ước
cũ duyên thừa có thế thôi
Đá
mòn, rêu nhạt
Nước
chảy, huê trôi
Cái
hạc bay lên vút tận trời
Trời
đất từ đây xa cách mãi
Cửa
động
Đầu
non
Đường
lối cũ
Ngàn
năm thơ thẩn bóng trăng chơi"
1. Các câu hỏi đặt vấn đề trong tác phẩm:
Câu 1: Tống biệt là gì? Tại sao lại
gọi Tống biệt mà không phải là: Biệt ly, tiễn biệt,…?
Câu 2: Tại sao chọn hình ảnh “lá
đào”? Đào có ý nghĩa gì?
Câu 3: “Thiên thai” nghĩa là gì? Tại
sao không dùng: thiên đình, thiên đàng, thiên đường, tiên cảnh,…?
Câu 4: “Lối” là gì? Tại sao tác giả
chọn hình ảnh “lối” mà không phải là đường đi? Nó có ý nghĩa gì?
Câu 5: “Suối tiễn”, “oanh đưa” mang
ý nghĩa gì? Tại sao suối lại tiễn, oanh lại đưa…? Qua đó tác giả muốn nói lên đều
gì?
Câu 6: Ý nghĩa “ngậm ngùi” như thế
nào? Tại sao tác giả chọn “ngậm ngùi” không phải là “bùi ngùi”? Vậy “ngậm ngùi”
có khác gì với “bùi ngùi”?
Câu 7: “luống” mang ý nghĩa gì được
vận dụng, đưa vào câu:
“suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi”?
Câu 8: Chi tiết “nữa năm” mang ý
nghĩa thế nào? Tại sao tác giả lại chọn khoảng không gian là “nữa năm”? Nó nói
lên điều gì?
Câu 9: “Một bước trần ai” nghĩa thế
nào? Sao lại “một bước” xuống “trần ai”? Mà “trần ai” mang ý nghĩa đặc biệt thế
nào? Tại sao không gọi: trần gian, nhân trần, thế trần,…?
Câu 10: “Ước cũ duyên thừa có thế
thôi”. Sao lại “ước cũ”? Liệu tác giả có hẹn ước gì trong quá khứ không? Và tại
sao gọi “duyên thừa”?
Câu 11:
“Đá
mòn, rêu nhạt
Nước
chảy, huê trôi
Cái
hạc bay lên vút tận trời
Trời
đất từ đây xa cách mãi”
+
Tại sao tác giả chọn những hình ảnh như: đá, rêu, nước, hêu…? Sao không chọn những
chi tiết khác? Nó mang ý nghĩa đặc biệt nào?
+
Chi tiết “cái hạc” là thế nào? Sao lại gọi “cái hạc” không phải là con hạc, đôi
hạc hay chim hạc?
+
Trời, đất đã “gần nhau” chăng mà tác giả nói “Trời đất từ đây xa cách mãi”? Hay
tác giả muốn ám chỉ đều gì về sự xa cách, chia ly?
Câu 12:
“Cửa
động
Đầu
non
Đường
lối cũ
Ngàn
năm thơ thẩn bóng trăng chơi”
+
Dường như tác giả đang ngắt một câu hoàn chỉnh thành 3 câu nhỏ
“Cửa
động
Đầu
non
Lối
cũ”
Tại
sao tác giả chọn như thế? Có ngụ ý gì?
+
Chi tiết “ngàn năm” là hình ảnh thể hiện thời gian 1 nghìn năm hay chỉ mang ước
lệ biểu hiện khoảng thời gian rất dài, rất xa?
+
“Thơ thẩn” tác giả thơ thẩn hay bóng trăng?
+
Thế nào là “bóng trăng chơi” ? Bóng trăng này sao không thể hiện chức năng là
soi sang, chiếu rọi.. mà lại chơi?
+
Từ “chơi” có nghĩa gì? Có thật tác giả đang nói “bóng trăng” hay chính tác giả?
2. Cảm nhận bài thơ Tống biệt- Tản Đà
qua phê bình Mới Anh- Mĩ
Tống
biệt là một bài thơ nổi tiếng của Tản Đà, được trích trong vở chèo Thiên Thai
do Tản Đà sáng tác năm 1922. Nội dung vở diễn là tích hai chàng thư sinh là Lưu
Thần và Nguyễn Triệu đời Hán, nhân tết Đoan ngọ, vào núi Thiên Thai (Chiết
Giang, Trung Quốc). Khi hai chàng đi hái thuốc bị lạc lối về và bất ngờ gặp được
tiên nữ, rồi kết làm vợ chồng. Sống hạnh phúc được nửa năm thì cả hai cùng nhớ
quê muốn về thăm nhà. Tuy nhiên do đây là cõi tiên, nếu về là không được trở lại,
song vẫn không thể giữ được hai chàng Lưu- Nguyễn. Khi về đến làng thấy quang cảnh
đã khác xưa, vì họ ra xa nhà đã đến bảy đời. Thất vọng, buồn bã hai chàng trở lại
Thiên Thai, thì không còn thấy tiên nữ đâu nữa.
Qua bài thơ Tống biệt, Tản Đà đã
nói lên cảnh chia biệt đầy lưu luyến giữa hai chàng Lưu- Nguyễn và hai nàng
tiên. Bài thơ Tống biệt đã gợi cho ta nổi xót xa, thương tiếc cho hạnh phúc
không tồn tại mãi và cái đẹp không bao giờ trở lại.
Quả
thật, ngay nhan đề Tống biệt đã mở cho ta thấy cuộc chia tay không hẹn ngày về,
nó đã gợi tả cho ta sự chia li, mang màu sắc u uẩn của cuộc tiễn đưa giữa người
đi và kẻ ở và đâu đó có chút vị phôi phai. Nó hoàn toàn khác với sự “tiễn biệt”,
“tạm biệt hay “li biệt”,… Mở đầu bài thơ với hai câu tâm trạng:
“Lá đào rơi rắc
lối thiên thai
Suối tiễn oanh
đưa luống ngậm ngùi”
Chúng
ta như đang đắm chìm với cảnh bồng lai, tiên cảnh với những hình ảnh “lá đào”,
“thiên thai”. Trong tâm thức của người Á đông chúng ta nói chung và người Việt
Nam nói riêng thì tiên cảnh là nơi đẹp nhất, hạnh phúc và cũng là nơi an lạc nhất.
Ấy vây, Tản Đà đã “mở đường” cho bài thơ một không khí buồn, tẻ nhạt trên chốn
“thiên thai” này. Đào tiên là hình ảnh gắng liền với sự trường sinh, bất tử,…
nhưng nay “lá đào rơi rắc” như đang nói lên rằng không có gì thật sự hoàn hảo,
không có gì mãi trường tồnvà cả trên chốn “thiên thai”. Có chăng, chốn thiên
đình đang tẻ nhạt, u uẩn hay đang đồng cảm với cuộc chia li không hẹn ngày gặp
lại. Thi sĩ Bùi Giáng có lời bình: “Lá
rơi - hình ảnh của lìa tan, của ly biệt...người đi. Khách phàm trần đã lên đây,
đem lên đây tình yêu của hạ giới, gây bàng hoàng cho lòng xanh tiên nữ, để giờ
đây chia biệt, đem tình về hạ giới, cho lòng xanh tiên nữ lại bâng khuâng...Lời
tiễn đưa vang nhè nhẹ giữ Đào Nguyên trăng sáng rộng vô ngần. Như hồn xuân đêm
yểu điệu. Như ngậm ngùi tình vương vấn thiên thai” . “Rơi
rắc” không chỉ mang ý nghĩa lá đào rơi thôi, nhưng đã đem lại cho người đọc một
bức tranh giàu ý thơ, những chiếc lá rơi phơ phất, nhẹ nhàn, với nhịp thơ 2/2/3
như đang muốn níu kéo bước chân người đi,… tất cả làm cho cảnh bồng lai thêm
chua xót, lẻ loi và đơn độc “lối thiên thai”.
Chi
tiết “suối tiễn oanh đưa” có chăng suối đang tiễn, chim oanh đang đưa… nhưng là
hòa chung với đất trời, không chỉ chốn “thiên thai” mà còn hạ giới cũng đang
“ngậm ngùi” đưa tiễn. Hình ảnh “luống ngậm ngùi” được tác giả khai thác rất triệt
để và thành công. “luống” giúp ta liên tưởng đến những luống rau xanh ngắt,
nhưng khi Tản Đà chọn “luống” kết hợp với “ngậm ngùi” thì càng thêm “đắt”,nó
cho ta cảm giác từng cơn “ngậm ngùi” chứ không phải “bùi ngùi”. Chính chi tiết
“luống ngậm ngùi” đã làm nên không gian như chùng xuống, ngẹn lại, và đó là cái
tình sâu kín của “kẻ ở” trong buổi tiễn đưa đầy lưu luyến này. Kỉ niệm xưa đã
hiện về, và bất chợt giật mình với thực tại:
“Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần
ai”
Theo
quan niệm của người xưa thì một ngày trên thiên giới là một năm ở trần gian. Vì
thế mà hai chàng Lưu- Nguyễn không hay đã xa nhà đến tận bảy đời. Dẫu ở trên
thiên giới được nữa năm, nhưng đối với người hạnh phúc thì bao nhiêu thời gian
cũng kể là ngắn ngủi. Nhưng mà nay chỉ “một bước” đã nhanh chống xuống dương trần,
từ một nơi an lạc, vẹn toàn mà chỉ “một bước” đã xuống chốn “trần ai”, nơi của
sự đau khổ và lầm than. Liệu ranh giới giữa trời và đất có thật nhỏ bé như thế,
hay hạnh phúc trên đời này có chăng thật sự vẹn toàn và thiện hảo. Thật đau
lòng khi vỏn vẹn một câu thơ dường như đã nói lên tâm trạng nuối tiếc của người
ra đi hay chính họ đang than oán mối “thiên duyên tiền định” này:
“Ước cũ duyên thừa
có thế thôi”
Dường
như cái gì trọn vẹn, viên mãn thì rất dễ làm con người cảm thấy nhàm chán và
không quý trọng. Đúng như thế, nếu trước đây hai chàng Lưu- Nguyễn đã ước mơ một
cuộc sống ở chốn bồng lai, được hạnh phúc…ước mộng đã thành thì nay không còn đẹp
nữa, ước mơ ngày xưa nay đã trở thành “ước cũ”, duyên cũng trở nên thừa . Cảm
giác thời gian và không gian được thể hiện cụ thể , ranh giới giữa tiên và trần
nay đã rõ rệt hơn:
“Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, huê
trôi”
Hai
câu thơ thật ngắn ngọn, nhưng Tản Đà đã nói lên quy luật tự nhiên thật tinh tế.
Vốn thời gian trôi đi thật nhẹ nhàn cũng giống như “nước chảy, huê trôi”,…
nhưng thời gian có “sức mạnh vô hình” nó có thể làm “đá mòn”, “rêu nhạt” và hơn
thế nữa thời gian còn làm lòng con người thay đổi. Và nay, có nhận ra thì nay
cũng quá muộn màng.
“Cái hạc bay lên
vút tận trời
Trời đất từ đây
xa cách mãi”
Giờ
đây, cảm giác xa xâm, cách biệt giữa trời với đất, giữa tiên và trần và giữa
người đi và kẻ ở đã cách xa. “Cái hạc”, tại sao không phải là chim hạc, đôi hạc,…
mà là “cái hạc”? Nó gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nhưng cái ý nghĩa lớn nhất chính
là sự đơn độc, lẻ loi giữa một vùng trời rộng lớn và vô tận “bay lên vút tận trời”.
Thi sĩ Bùi Giáng đã bình như sau: “Cái hạc
bay lên vút tận trời...đem đi mộng cũ của lòng ta...Tình của người lặng đi giữa
bốn bề câm nín. Lạnh mang mang vây ám mãi nghìn năm”. Thật vậy, như một sự ám ảnh
của người mộng, như là ai oán, thốt lên rằng: “trời đất từ đây xa cách mãi”.
Sau
khi hai chàng Lưu- Nguyễn về nhà và trở lại với thực tại thì dường như đã mọi
thứ đã xa lạ với hai chàng. Hình ảnh người xưa không còn, hình ảnh mái nhà thân
quen cũng khác,… Mọi thứ đã làm cho hai chàng thêm tuyệt vọng và đau lòng. Lưu
Trần- Nguyễn Triệu đành trở lại chốn cũ, về chốn tiên tìm người xưa, thì nay:
“Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ”
“Cửa
động” đã không còn, “đường lối cũ” cũng đã mất, và người xưa đã đi xa rồi. Nổi tuyệt vọng ngày một nhiều hơn, rơi vào
tình trạng bế tắc:
“Nghìn
năm thơ thẩn bóng trăng chơi”
Trăng
làm sao mà “thơ thẩn”? chỉ có con người mới “thơ thẩn” mà thôi. Trăng cũng trở
nên vô tình, tẻ bóng khi con người không còn cảm nhận, không còn tình cảm trong
đó. Cảm giác mênh mông, vô tận, kéo dài
“nghìn năm” như mang tính quy luật. Trăng gợi cho ta bao nhiêu hình ảnh ảo
mộng, dịu dàng,… nhưng bóng trăng của Tản Đà nói hôm nay trở nên vô định, chơi
vơi. Câu cuối như gợi cho ta nhiều hình ảnh, trong đó hình ảnh sâu đậm nhất vẫn
là sự đơn độc của người đi, “nghìn năm thơ thẩn” như suốt đời vẫn “thẩn thơ”
trước mối duyên trời định, để rồi chỉ còn “bóng trăng chơi”. Nhà nghiên cứu Thạch
Trung Giả đã có lời nhận xét: “Tiếng
"thơ thẩn" như tả một người đi lẻ loi. "Bóng trăng" có thể
coi như là một linh hồn trầm tư cúi xuống chứng kiến nơi đã ghi dấu một cuộc
tình duyên đẹp nhất và cũng bi thương nhất...Về mặt nghệ thuật, thì tinh vi, gợi
cảm đến mức cuối cùng.”
Tản Đà là một trong
những nhà thơ tiêu biểu cho nền văn học nước nhà. Với tư duy, tư tưởng sáng tạo
của mình ông đã thổi một làn gió đầy sức sống vào nền thơ mới Việt Nam mà bài
thơ Tống biệt là minh chứng sống động và rõ nét
Tp. Hồ Chí Minh ngày 01 tháng 10 năm 2013
---Nguyễn Tuấn Dũng---
0 nhận xét:
Đăng nhận xét