-
Môn học: Nhập môn Điện ảnh
-
Giáo viên giảng dạy: PGS, TS - NGƯT. Phan Thị Bích Hà
-
Bộ phim: Mê
Thảo thời vang bóng – Phỏng theo tiểu thuyết Chùa Đàn của nhà văn Nguyễn Tuân.
-
Biên kịch: Phạm Thùy Nhân – Việt Linh
-
Đạo diễn: Việt Linh
(Được sự hợp tác Quỹ
nghe nhìn phương Nam của Bộ ngoại giao Pháp)
***
Bài làm
Mê Thảo thời vang bóng
- Niềm tin về điện ảnh Việt
Có thể nói, điện ảnh Việt Nam đã và đang chuyển mình từng
ngày để dần khẳng định “điện ảnh Việt bắt kịp với điện ảnh thế giới”. Nhưng số
lượng khán giả trong nước yêu thích và ủng hộ phim Việt thì còn rất hạn chế.
Ngoài những yếu tố khách quan mà khán giả quay lưng với điện ảnh nước nhà như kỹ
xảo chưa tốt; êkip chưa chuyên nghiệp; diễn viên chưa tròn vai; ít đạo diễn giỏi
và nhất là thiếu kinh phí thì ý tưởng, nội dung kịch bản vẫn còn nhạt, chưa đột
phá; số đông hiện nay là phim thị trường, giải trí như để đáp ứng những thị hiếu,
trào lưu tầm thường. Tuy nhiên, vẫn có những kịch bản hay, đạo diễn giỏi cho ra
đời những bộ phim Việt có giá trị nghệ thuật, được giới phê bình đánh giá cao.
Một trong những bộ phim được xem là “lấy
lại niềm tin cho điện ảnh Việt” đó là phim Mê Thảo thời vang bóng – đạo diễn Việt Linh được lấy cảm hứng từ
tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân. Bộ
phim xuất sắc ngay trong “thuật” hoán đổi ngôn ngữ biểu đạt giữa hai loại hình
khác nhau “tác phẩm văn học – điện ảnh”. Mê
Thảo thời vang bóng dàn dựng tốt, đầu tư kỹ lưỡng và được chăm chút từng
chi tiết, hình ảnh trong bộ phim đã làm nổi bật một cách ấn tượng linh hồn của
Chùa Đàn.
Mê Thảo thời vang bóng do hãng phim Giải phóng sản xuất năm
2002, biên kịch: Việt Linh – Phạm Thùy Nhân – Serge Le Peron; đạo diễn: Việt
Linh và với sự tham gia các diễn viên xuất sắc: Đơn Dương, Dũng Nhi, Thúy Nga,
Minh Trang,… tất cả làm nên một bộ phim thành công. Sau khi công chiếu thì bộ
phim đã nhận không ít những giải thưởng danh giá trong và ngoài nước; có thể kể
đến như: giải khuyến khích của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2002; giải thiết kế mỹ
thuật xuất sắc cho Phạm Hồng Phong (tại LHP VN lần thứ XIV, năm 2004); Bông Hồng
vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Bergamo (Italia) lần thứ XXI, năm 2003 và giải
nhì của Tổ chức liên Chính phủ Francophonie, năm 2003.
Mở đầu bộ phim là một đoàn tàu xe lửa hiện đại, với con người
hiện đại và một đất nước đang văn minh từng
ngày. Mê Thảo thời vang bóng đưa người
xem trở về Bắc Bộ vào đầu thế kỷ XX thời Pháp thuộc, một xã hội tiếp cận văn
minh phương Tây trong những năm đầu. Nguyễn, là chủ ấp Mê Thảo nơi mà người dân
chuyên nghề nuôi tằm dệt tơ rất nổi tiếng ở vùng trung du Bắc Bộ. Ông ấy là người
có danh tiếng khắp vùng không chỉ địa vị nhưng còn là đào hoa và tài tử. Nguyễn
rất mực thương yêu cô gái tên Út ở đất Hà thành và chuẩn bị tặng một chiếc xe
hơi, xem đó là “món quà văn minh” để đón
cô Út về Mê Thảo, xứng đáng cho tình yêu của ông ấy dành cho người vợ sắp cưới
của mình.
Không may trên đường về Mê Thảo, chiếc xe hơi gặp tai nạn và
cô Út vợ sắp cưới ông Nguyễn tử nạn trong đêm. Nổi đau mất vợ sắp cưới, mất đi
tình yêu lớn nhất, duy nhất trong cuộc đời đã làm ông chủ ấp Mê Thảo mù quán và
hận cái xã hội văn minh, chê ghét những thứ văn minh, hiện đại. Từ đó, Nguyễn
căm hận tất cả mọi thứ liên quan đến cơ khí và nền văn minh vật chất, muốn vùng
đất Mê Thảo trở về thời sơ khai. Ông chủ ấp Mê Thảo tự cách ly mình với thế giới
xung quanh, sống chìm trong hoang tưởng, men rượu cùng ảo ảnh về người yêu quá
cố, bỏ bê mọi công việc. Lúc này, cô gái giúp việc tên Cam rất đau xót trước
tình cảnh của ông Nguyễn, vì từ lâu đã yêu thầm ông chủ của mình. Còn Tam, Tam
là người mà Nguyễn cứu thoát, đưa về làm quản lý tại Mê Thảo sau vụ ngộ sát ở
Hà Nội. Vì mang ơn ông chủ đã cứu mạng, Tam tin rằng tiếng hát Ả đào của cô Tơ
là người tình cũ của mình đã có chồng, có thể cứu rỗi ông Nguyễn. Tìm được người
tình tri kỷ, cô Tơ nhất mực không hát cho bất kỳ ai vì mang nặng một lời thề
sau khi chồng mất. Điều kiện cô Tơ đưa ra rất ngặt nghèo: cô chỉ hát khi có người
đàn ông sử dụng “cây đàn có ma” do người chồng quá cố để lại; theo lời nguyền
thì ai dùng cây đàn đó cũng sẽ phải trả giá bằng cái chết của mình. Tam chấp nhận
hiểm nguy để giải cứu ân nhân của mình. Khi tiếng đàn và tiếng hát cất lên thì
Nguyễn tỉnh ngộ, còn Tam thì các ngón tay đều nhuốm đỏ máu lên phím đàn và chết
gục trên cây đàn.
Trên đường về, Nguyễn gặp hình ảnh dân làng ấp Mê Thảo đang
xây dựng đường sắt; tất cả như sụp đổ trước những nổ lực của mình, muốn biến Mê
Thảo không còn bóng dáng một xã hội văn minh. Nguyễn như điên lên, ra lệnh khai
quật và đập phá hết các vò rượu đã được chôn cất trước đó, rồi tuyệt vọng nhảy
vào đám lửa tự sát trước cái nhìn đau đớn và bất lực của Cam, cô gái câm giúp
việc lúc nào cũng yêu ông chủ da diết.
Lấy cảm hứng từ bộ
phim Mê Thảo thời vang bóng – đạo diễn Việt Linh, tôi xin chia sẻ vài
cảm nhận của mình để minh chứng cho điện ảnh trong nước vẫn hay, có nét riêng
và có chỗ đứng nhất định.
1.
Mê Thảo thời vang bóng chuyển thể khá tốt từ tác phẩm văn học
Chùa Đàn của Nguyễn Tuân
Tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân là một trong những tác phẩm
hay và đặc sắc nhất của ông. Cùng khuynh hướng kỳ bí, ma quái như các nhà văn
Trung Hoa: Bồ Tùng Linh trong Liêu trai chí dị vào giữa thế kỷ 17 - 18, cũng
như nhà văn Hoa Kỳ Edgar Allan Poe đã từng sáng tạo trong chuỗi truyện ngắn của
ông vào giữa thế kỷ 19. Vào năm 1945 tại Hà Nội, nhà văn Nguyễn Tuân đã ấn hành
truyện ngắn rất cá tính có tựa đề là Chùa Đàn. Chùa Đàn là truyện hoang đường,
nhuốm màu kỳ ảo; với giọng tả và lối dẫn chuyện mông lung đã gây ấn tượng khác
thường, vừa lạ lẫm, vừa thích thú khó tả. Giới phê bình trong và ngoài nước đã
đánh giá rất cao tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân:
“Nhiều độc giả ái mộ và am hiểu văn chương Nguyễn Tuân đã đánh giá Chùa
Đàn là tác phẩm đặc sắc nhất của nhà văn. Trong các sáng tác của mình, nhà văn
Nguyễn Tuân biểu lộ một tài năng sáng tạo đặc biệt. Mỗi công trình nghệ thuật đều
in đậm dấu ấn đỏ chói của ông, không thể lẫn với một ai khác, không một người
nào khác mô phỏng được. Với Chùa Đàn, tài năng ang tạo của nhà văn đã vươn tới
thượng đỉnh.”
Hoàng Như Mai – Tác phẩm Chùa Đàn Của Nguyễn Tuân.
Hay
“Tất nhiên Chùa Đàn là
một hiện tượng độc đáo và phức tạp. Đọc Chùa Đàn phải thấy Lãnh Út… Bá Nhỡ hay
Cô Tơ, những nhân vật tài hoa nghệ sĩ ấy, tất cả đều là Nguyễn Tuân”
Nguyễn Đăng Mạnh - Đọc Lại Chùa Đàn Của Nguyễn Tuân.
Sự thành công rất lớn của tác phẩm Chùa Đàn, nên việc lấy cảm
hứng, tinh thần từ tác phẩm văn học để chuyển thể thành điện ảnh chắc chắn sẽ
không dễ dàng. “Thời vang bóng” không
chỉ là tên của bộ phim nhưng còn mang một ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm của
Nguyễn Tuân. “Thời vang bóng” tôi
liên tưởng đến tập truyện ngắn “Vang bóng
một thời - Nguyễn Tuân”, mà nơi đó Nguyễn Tuân đã xây dựng các nhân vật
trong truyện thành những người tài hoa, uyên bác, học thức; thể hiện sự nuối tiếc
vẻ đẹp của một thời đã qua, đồng thời bộc lộ niền tự hào về truyền thống văn
hoá lâu đời của dân tộc. Đạo diễn Việt Linh đã rất khéo léo chuyển tải ý nghĩa,
tinh thần đó vào tác phẩm điện ảnh của mình. Bộ phim được đầu tư công phu và
quy mô, khai thác hiệu quả từng chi tiết quan trọng của bộ phim, làm nổi bật một
cách ấn tượng cái hồn của Chùa Đàn. Những gì độc giả cảm nhận qua truyện nay được
trực tiếp chứng kiến, chiêm nghiệm cụ thể, sinh động, qua tay đạo diễn tài ba.
Bộ phim có dung lượng 90 phút nhưng đã dung chứa cả một thời
đại trong đó, dẫn dụ nhiều luồng suy tư rất phong phú. Chuyện phim lôi cuốn người
xem bằng hàng loạt chi tiết và sự kiện khác thường, đậm chất hoang đường, có thể
khó tin nhưng dễ dàng bị thuyết phục. Qua phim, người xem trở lại với miền
trung du Bắc bộ thời thuộc Pháp, với hình ảnh vừa lạ vừa quen của những chùa
chiền, cửa nhà, đồi núi, hồ sông, những tập tục mang dấu ấn văn hóa một thời.
Nhờ thu lượm và thể hiện khá đầy đủ những chi tiết trên; tất cả đã phản ánh đa
diện quang cảnh xã hội đương thời, Mê Thảo
thời vang bóng như kho tư liệu quý về lịch sử và dân tộc. Trong quá trình
chuyển thể, tác giả phim đã thay đổi một số chi tiết từ truyện ngắn, như đổi
tên chủ ấp Mê Thảo vốn là Lãnh Út, thành Nguyễn và tên người quản lý vốn là Bá
Nhỡ, thành Tam. Hai cái tên mới này dễ nhớ và phù hợp hơn với diễn đạt điện ảnh.
Ngoài ra, nhân vật cô gái câm có tên là Cam – người giúp việc tận tụy và là kẻ
tương tư đơn phương ông chủ cũng được thêm vào. Đây là một sáng tạo rất đắt,
làm gia tăng chiều sâu tư tưởng cùng giá trị nhân văn của tác phẩm. Bằng một
ngôn ngữ nghe nhìn chắt lọc, hàm súc và đa nghĩa; bộ phim chẳng những cơ bản
tái hiện hùng hồn và sinh động, mà còn nâng tầm thiên truyện bất hủ.
2.
Hình tượng nhân vật tạo sức hút cho
khán giả
Hình tượng nhân vật trong phim ta có thể xét đến các cặp nhân
vật như ông chủ ấp tên Nguyễn – cô Cam giúp việc; quản lý trung thành Tam – cô
Tơ nghệ sĩ hát Ả đào. Bốn nhân vật này là nhân vật chính trong phim, đại diện từng
tầng lớp trong xã hội và cũng là “bốn người nghệ sĩ” tài hoa mà tinh thần Nguyễn
Tuân có trong bộ phim
Nhân vật Nguyễn – cô
Cam
Hai nhân vật này đã để lại cho khán giả những cảm xúc khó
quên. Ta dễ nhận ra một sự đối lập giữa hai nhân vật Nguyễn – cô Cam; một người
rất gia thế, có địa vị, học thức và rất tài tử thì một người phụ nữ bị câm rất
nghèo, bần cùng được xem là tầng lớp thấp trong xã hội. Trong phim có chi tiết:
khi ông Tam muốn xem các gốc cây có hình thù đẹp mà ông Nguyễn cất giữ cho vợ sắp
cưới của mình, vô tình thấy một bàn chân không lành lặn bị khuất bởi tấm màn
che. Điều này như tiên báo cho khán giả khi xem, một cô gái có số phận đáng
thương; suốt cuộc đời chỉ biết nấp mình trong bóng tối nhưng đâu đó thể hiện nổi
khát vọng được vươn lên, muốn được yêu và hơn hết là trở nên một con người đúng
nghĩa. Hay Nguyễn, là nhân vật được xem là tầng lớp thượng lưu, rất sành điệu
và đầy chất tây học. Những lời thoại của nhân vật Nguyễn đầy chất thơ và trữ
tình đậm chất Nho sĩ thời xưa. Tuy cả hai nhân vật có sự khác biệt rất lớn,
nhưng có một điểm chung là mỗi người đều có một tình yêu mãnh liệt. Từ một người
trí thức, thường xử sự theo lý trí, giàu long vị tha thì nay Nguyễn trở thành một
người bê tha, cố chấp, mất đi lý trí và suốt thời gian dài để mộng tưởng về
tình yêu đã cách xa bên kia thế giới. Một tình yêu mù quán đã trở thành bi kịch
ngay trên vùng đất Mê Thảo và bi kịch chính trên cuộc đời của mình. Cảnh Nguyễn
âu yếm vuốt ve hình nộm người yêu trong háo hức và tuyệt vọng và sau đó, trong
cảnh anh ta mơn trớn làm tình với bức tượng gỗ được cho là vợ mình không chỉ là
hành động mê muội của kẻ cuồng ái, mà còn cho thấy đặc tính cố chấp cực đoan của
nhân vật. Nhân vật Cam, là nhân vật sáng tạo từ tác giả phim, nhưng chính nhân
vật này đã tạo ấn tượng không thể phai mờ trong lòng khán giả. Với tâm hồn
trong sáng, một trái tim thuần phát, chân thành và tình yêu mà Cam đang giữ là
một tình yêu đỏ tươi, một tình yêu mãnh liệt, cảm xúc đến mức khiến khán giả
khi xem phải nghẹn lòng khi thấy nhân vật này đau khổ. Việc quy định Cam bị câm
là một lựa chọn tốt, bởi chính cái câm ấy đã giúp tác giả dễ dàng hơn trong việc
xử lý nhiều tình huống liên quan đến nhân vật. Trong cảnh Cam kéo bức tượng gỗ
mà Nguyễn đã từng làm tình vứt ra sông, sau đó là cảnh chính Cam bị nhốt vào rọ
vứt ra sông theo lệnh Nguyễn; xen giữa hai cảnh đó là chuỗi cảnh Cam tưởng tượng
về một lễ cưới sang trọng giữa nàng với Nguyễn… đoạn này đã tạo ra mối xung đột
cảm xúc vô cùng tinh tế, sắc nhạy và được đẩy cảm xúc lên cao trào.
Nhân vật Tam
Nhân vật Tam được xem là nghệ sĩ có một không hai trong tác
phẩm. Người nghệ sĩ tài hoa có thể chết với tài năng thiên phú của mình. Tài
năng giữa nhân vật Tam và cô Tơ đã tổ điểm văn hóa của người Việt, mà ngày nay
vẫn còn được giữ gìn và phát huy. Tam là người quản lý chu tất, một lòng một dạ
phụng sự chủ. Tam cũng là mẫu người đặc biệt, được xây dựng trong khuôn mẫu cực
đoan vốn là phong cách tiêu biểu trong truyện ngắn. Khi biết chỉ có thể cứu rỗi
Nguyễn bằng tiếng hát của Cô Tơ, cho dù lúc đầu bị cô ta từ chối và cho dù sau
đó biết rằng chính mình phải dùng cây đàn “có ma” để hòa khúc cùng người hát,
và kết cục sẽ rất thê thảm, Tam vẫn quyết chí thực hiện bằng được. Lời của Tam
cho thấy ý chí đó: “Đời tôi như cây đàn,
thà một lần vang lên tan nát những thanh âm còn hơn là lặng lẽ suốt đời!”.
Sự có mặt của Tam bên cạnh Nguyễn giống như một sắp đặt định mệnh.
3.
Mê Thảo thời vang bóng – thành công cho điện ảnh Việt
Mê Thảo thời vang bóng được dàn dựng kỹ lưỡng và quy mô. Hầu
hết các cảnh trí bên ngoài cũng như nội thất đều được chọn lựa, sắp xếp phù hợp
với bối cảnh và không khí của câu chuyện, tạo ấn tượng vừa lặng trầm bí ẩn, vừa
xôn xao biến động. Đạo cụ phần lớn tương thích với khung cảnh sống của nhân vật.
Trang phục phù hợp với con người cùng thời đại, góp phần tạo ra bộ mặt riêng mà
phim quy định. Người xem ấn tượng với những pha dàn cảnh lớn: cảnh đám đông di
chuyển và trồng cây gạo cổ thụ tại vị trí mà Nguyễn yêu cầu, cảnh hàng loạt lu
rượu được chôn cất, sau đó bị đào lên, đập phá tan tành; rồi cảnh thả đèn trời,
cảnh diễn tuồng đậm sắc thái văn hóa dân gian.
Nghệ thuật tạo hình, hóa trang cho nhân vật đóng vai quan trọng
bộ phim nhằm thể hiện sắc thái và phong cách từng nhân vật. Trong bộ phim có
nhiều góc quay đẹp, công phu và nhất là quay trực diện để mô tả trực tiếp, kể
câu chuyện qua hình thức tự sự. Việc làm này thể hiện rất rõ, đó là đặc trưng của
điện ảnh khác với tác phẩm văn học khi một lột tả nội tâm nhân vật. Xuất hiện
nhiều khuôn hình đẹp, có độ tương phản, đậm nhạt tạo sức hút cho khán giả và tô
lên diễn xuất của diễn viên.
Nét đặc sắc của bộ phim là nhạc phim, nhạc phim đã sử dụng âm
thanh thuần Việt. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình thuật
kể câu chuyện và nâng cao cảm xúc của khán giả. Với tiếng đàn kiềm thanh tao,
hòa cùng giọng ca chầu văn truyền thống; tiếng hát thật say mê như là tiếng
lòng day dứt khôn nguôi. Đoạn cuối phim, khi cô Tơ và quản lý tam hát như là đỉnh
cao của cơn phiêu linh đưa người này vào cõi chết và vớt người kia về miền sống.
Cuộc diễn tấu đã toát lên ý nghĩa bi thảm sâu xa và làm nổi bật giá trị tư tưởng
của tác phẩm.
Đều mà tôi rất ấn tượng và có cái nhìn thiện cảm qua tác phẩm
Mê Thảo thời vang bóng đó là: dấu ấn
nghệ thuật kết hợp với chất thâm thúy của văn học, cái linh hồn của nhạc Ả đào
cổ truyền cùng vẻ đẹp xao xuyến của nghệ thuật điện ảnh. Tất cả như đang dung
hòa làm một và tôn lên giá trí văn hóa của dân tộc. Sau cùng, đó là tính chất
quái đản, hoang đường để tạo nên một phong cách của tác phẩm. Nó diễn giải nhiều
điều khó tin, mang màu sắc ma quái, đầy bí ẩn, có mặt đâu đó trong nhiều cảnh, trong
những câu thoại nửa kín nửa hé và đặc biệt sự kỳ lạ của cây đàn có lời nguyền
hay nói khác hơn là bị phù phép. Tính chất quan trọng này đã chi phối bản chất
của tất cả các sự kiện có trong tác phẩm, cũng như thân phận các nhân vật. Câu
nói của Nguyễn vào phút chót, như là một lời trăn trối sau cùng của mình nhưng
đâu đó làm nên tính tò mò cho khán giả, muốn giả mã và khám phá ý nghĩa từ câu
nói đầy tính hình tượng và biểu trưng:“Mọi
sự mê muội đều phải trả giá. Bóng tối làm ra địa ngục, nhưng ánh sáng không có
nghĩa là luôn luôn làm ra thiên đường!”
Mê Thảo thời vang bóng, là bộ phim hay, xứng đáng là một tác
phẩm nghệ thuật đặc sắc cho điện ảnh Việt Nam. Một bộ phim viết trên đất Việt,
thể hiện cái đẹp của văn hóa Việt và con người Việt. Tác phẩm đã hoàn toàn lấy
lại niềm tin về điện ảnh Việt Nam, nhưng
để điện ảnh Việt Nam phát triển thì cần có thời gian để đổi mới tư duy làm phim
và xem phim của người Việt, khi điện ảnh nước nhà đang dần thị trường hóa.
Bài viết đăng 26/11/2014
Độc giả sử dụng bài viết mà không ghi rõ nguồn là vi phạm tác quyền.
Em nhất định phải vào đọc hết các bài viết của anh đã. Cám ơn vì bài giới thiệu này :)
Trả lờiXóa