Tác phẩm Đỏ và đen- Marie Henri Beyle


Dàn bài
I.                   Vài nét về tác giả Stendhal và tiểu thuyết “Đỏ và Đen”
1.      Stendhal – nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện thực Pháp
1.1.           Cuộc đời
1.2.           Quan niệm sáng tác
2.      Tiểu thuyết “Đỏ và Đen”
2.1.           Hoàn cảnh ra đời
2.2.           Tóm tắt nội dung
2.3.           Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
II.               Julien Sorel – Nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình Pháp
2.1.           Xuất thân của Julien Sorel – sự hình thành nhân cách ban đầu của nhân vật
2.2.           Julien về làm việc cho ông bà De Rênal – bước khởi đầu của tham vọng thượng lưu
2.2.1.     Tình ý với bà De Rênal
-         Tâm lý của Julien trong đêm vụng trộm đầu tiên
-         Tâm lý của Julien trong những đêm vụng trộm tiếp theo
2.3. Julien Sorel vào chủng viện Besancon
- Ý nghĩa khoảng thời gian sám hối của Julien trong chủng viện
- Mối quan hệ giữa Julien và vị trưởng giáo Abbé Pirard
- Nhận thức của Julien về chủng viện
2.4. Julien và tình yêu mới với Mathilde La Mote - con gái hầu tước De La Mote
2.4.1. Diễn biến tâm lý của Julien trong tình yêu với Mathilde
2.4.2. Tâm lý cao trào của Julien khi biết Mathilde có thai
2.4.3. Suy nghĩ của Julien trước kế hoạch của De La Mote để mình làm con rể
2.5. Hành động bắn bà De Rênal và quyết định cuối cùng của Julien Sorel
2.5.1. Diễn biến tâm lý của Julien từ lúc biết tin bà De Rênal tố cáo đến lúc gặp bà tại nhà thờ và phát sinh hành động bắn bà gục ngã
2.5.2. Đấu tranh tâm lý của Julien khi ở trong ngục tối
2.5.3. Julien trước tòa và trước lúc bị hành hình
III.             Tổng kết


***
I.                   Vài nét về tác giả Stendhal và tiểu thuyết “Đỏ và Đen”
1.      Stendhal – nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện thực Pháp (Sơn)
Stendhal tên thật là Henri Mari Beyle, sinh ngày 23 tháng 1 năm 1783, tại Grenoble trong một gia đình trí thức tư sản. Thân mẫu ông mất sớm giữa thời xuân sắc, thân sinh là Chérubin Beyle làm luật sư ở Hội đồng nghị viện thành phố Grenoble. Bị chấn thương tâm lý bởi cái chết của mẹ lúc ông lên bảy, phản kháng lại thành phố ông đang sống thời thơ ấu là Grenoble, ông cũng đối nghịch với cha mình khi ông không chấp nhận lối giáo dục thủ cựu của cha, Henri rất ghét vị gia sư là thầy tu Raillance, ông thường giấu thầy học đọc sách của những triết gia Áng sáng thế kỷ XVIII như Cabanis, Diderot, d’Holbach… và thừa hưởng của họ những quan điểm duy vật về thế giới, thái độ phê phán đối với giới tu hành và giai cấp quý tộc, lòng tin tưởng vào trí tuệ, lý trí của con người.
Là nhà văn chính trị, mang một ý thức chính trị tiến bộ hoặc ít nhất là có ý thức về trách nhiệm của người cầm bút. Lý tưởng và mơ ước của nhân dân về tự do, bình đẳng, bác ái, lòng thù ghét của họ đối với chế độ chuyên chế và chế độ nô lệ, tất cả những nguyện vọng cao cả đó của thời đại cách mạng đã tác động mạnh mẽ đến tuổi trẻ của Stendhal và là những yếu tố quyết định sự hình thành thế giới quan của nhà văn tương lai. Ông chống lại tư tưởng bảo thủ của bố và suốt đời trung thành với lý tưởng cách mạng. Không có nhà văn Pháp thế kỷ XIX nào bảo vệ những lý tưởng đó nhiệt thành và can đảm như Stendhal.
Năm 1796, Henri đỗ vào trường trung học lớn nhất Grenoble và học rất giỏi: năm 1798 đoạt giải nhất về văn chương và năm 1799, giải nhất về toán.
Vào thời kỳ này, Henri thường tuyên bố là “người Jacobin yêu nước và vô thần”, chống lại bảo hoàng và ngoan đạo của gia đình.
Năm 1799, Henri lên Pari học trường Bách khoa (Ecole polytechique); nhưng trong những biến động của thời cuộc, lại bỏ học đi theo đội quân viễn chinh của Napoléon Bonaparte đến nhiều nước. Ông lý tưởng hóa Napoléon tuy cũng đã phần nào nhận ra bản chất của Napoléon sau khi lên ngôi hoàng đế, và nhìn thấy mối nguy cơ cho tinh thần cách mạng chân chính.
Năm 1814, đế chế Napoléon sụp đổ, triều đại Bourbón được khôi phục, Stendhal rời nước Pháp sang cư trú tại Milan (Italia). Năm 1821, bị chính quyền Italia trục xuất vì bị tình nghi có liên hệ với phong trào cách mạng Carbonari. Sau cách mạng tháng bảy 1830, được cử làm Lãnh sự ở Trieste rồi Xivita-Vecchia (1831), một lãnh địa của Giáo hoàng. Tranh thủ thời gian này, Stendhal thường đến thăm Rôma và những thành phố khác của Italia có nhiều di tích nghệ thuật.
Tháng 11 – 1841, Stendhal trở về Pari, ông định lưu lại đây ít lâu. Đêm 22 tháng 8 năm 1842, ông chẳng may bị bệnh áp huyết đột ngột và chết trên đường phố Pari. Thi hài ông được mai táng ở nghĩa trang Montmartre với bia mộ được ghi một cách khiêm tốn theo di chúc: “A. Beyle, người Milan. Đã sống, đã viết, đã yêu”.
Stendhal được xem là người mở đầu cho trào lưu chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học nước Pháp.
1.2. Quan điểm sáng tác
Mặc dù giàu lòng hăng say với trào lưu lãng mạn nhưng Stendal không hề bị cuốn theo trào lưu ấy. Đối với ông, một độc giả chăm chú của các nhà ý thức hệ, tâm lý học không phải là một công cuộc nghiên cứu vô bổ. Người ta đạt đến đó bằng sự phân tích những động thái, đó là điều mà tập “khảo luận về tình yêu” (1832) của ông muốn chứng minh. Stendhal là một người lãng mạn có ý thức tự phê và hoài nghi.
Hầu hết các tiểu thuyết của Stendhal xuất phát từ thực tại. Không chấp nhận sự mỹ lệ diêm dúa cùng sự hùng biện giật gân, ông chỉ có một quy luật: “Đúng sự thật”. Từ một vụ án hình sự năm 1831, tiểu thuyết Đỏ và Đen ra đời. Tu viện thành Parme (1839) dựa vào một tập biên niên sử của Ý thời phục Hưng. Stendhal quan sát với sự sáng suốt của khoa học, khách quan những tình cảm và những động cơ của nhân vật từ đó đưa đến một hình thức hài hước, một cái nhìn soi mói tinh nghịch.
2.      Tiểu thuyết Đỏ và Đen
2.1. Hoàn cảnh ra đời
Vào thời gian Stendhal viết Dạo chơi ở Rôm, người ta đã thấy trong giấy tờ của ông có tập dự thảo mang tên “Julien”. Sau đó Stendhal ghi lại là “Ý niệm về Julien” nảy ra ở ông vào cuối tháng mười năm 1828.
Sự kiện gợi ý cho nhà văn là vụ án đã được ông thuật lại trong Dạo chơi ở Rôm về anh thợ làm đồ gỗ Lafácgơ giết người yêu để trừng phạt sự phản bội cũng như sự xúc phạm. Và một vụ xảy ra tại Grơnôblơ, đăng ở mục thời sự trong Nhật báo tòa án (La Gazette des Tribunaux) từ 28 đến 31 tháng 12 năm 1827: Một thanh niên là Antoine Berthet, con một thợ thủ công theo học ở chủng viện, sau đó làm gia sư ở một gia đình giàu có được bà chủ yêu quý. Vì ghen anh ta đã giết bà này và thế là bị kết án tử hình.
Qua nhận xét của Stendhal về Lafácgơ thấp thoáng vấn đề của cuốn tiểu thuyết lớn này “Trong khi các tầng lớp trên của Pari dường như mất khả năng cảm thụ mãnh liệt và bền bỉ, thì dục vọng biểu lộ một nghị lực kinh khủng trong tầng lớp tiểu tư sản, ở những thanh niên như Lafácgơ, được học hành tử tế nhưng vì không có của nên buộc phải làm việc và chịu túng thiếu. Nhờ phải làm việc mà đã thoát khỏi trăm ngàn nghĩa vụ lặt vặt trong giới thượng lưu, thoát khỏi cách nhìn và cảm thụ của giới này, nó làm cuộc sống héo úa đi; họ vẫn giữ được ước muốn mãnh liệt vì họ cảm thụ mãnh liệt. Có lẽ tất cả các cá nhân này đều xuất hiện từ tầng lớp của Lafácgơ. Trước kia, Napoléon cũng tập hợp những trạng huống này: học vấn tử tế, trí tưởng tượng nồng nhiệt và sự nghèo nàn tột độ”. Còn vụ án Berthet được nhà văn sử dụng nhiều chi tiết cụ thể bên ngoài, cho đến cả chi tiết nạn nhân bị thương mà không chết.
Người ta sẽ bắt gặp hai tuýp nhân vật điển hình của Stendhal mà một đại diện tiêu biểu là nhân vật Julien Sorel trong tiểu thuyết Đỏ và Đen, bị ám ảnh bởi ước muốn thành đạt, để thoát khỏi phải trở thành tính toán, thâm hiểm, lưỡng lự giữa nhà thờ (áo đen) và quân đội (áo đỏ), khiến xã hội phải thừa nhận mình. Nhờ vào trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống phong phú và sức sáng tạo của mình, Stendhal đã dựng nên một cốt truyện với những nhân vật và tình tiết mang một ý nghĩa xã hội rộng lớn, đặc biệt là những phát hiện tinh tế và sắc sảo trong việc phân tích tâm lý con người. Đỏ và Đen đã chạm đến thế giới nội tâm con người, miêu tả những chuyển biến tâm lý tinh tế nhất của một người thanh niên nước Pháp lúc bấy giờ qua nhân vật Julien để từ đó dựng lên một hiện thực nước Pháp sống động và đầy bi kịch. Tác phẩm này đã ghi nhận một tài năng tiểu thuyết kiệt xuất trên văn đàn Pháp.
2.2. Tóm tắt nội dung
Tiểu thuyết Đỏ và Đen có nhân vật trung tâm là Julien Sorel, một nhân vật “kiểu Stendhal” được tác giả thể hiện qua hầu hết các nhân vật trong các tác phẩm của ông. Julien Sorel với vẻ đẹp thanh tú, hơi xanh xao nhưng thông minh, sắc sảo, đầy cá tính và có nhiều tham vọng. Anh là một thanh niên thuộc giai cấp bình dân, là con một người xẻ cây ở địa phương Verrières nước Pháp. Vì vậy, Julien Sorel luôn luôn ấp ủ trong lòng giấc mơ thành đạt và tự khẳng định cá nhân mình bằng danh vọng, vinh quang với bất cứ con đường nào: “Đối với Julien, đạt tới giàu sang, là trước hết phải ra khỏi Verie, anh thù ghét quê hương của anh. Tất cả những điều anh trông thấy ở đó làm cho đầu óc anh giá lạnh”.
Vì tham tiền, bố Julien đã buộc anh vào làm gia sư cho gia đình thị trưởng De Rênal. Tại đây, anh bị chinh phục một phần vì vẻ đẹp dịu dàng, đài cát của bà De Rênal, còn một phần khác anh vẫn là muốn chinh phục cánh cửa thượng lưu. Bà De Rênal là một phụ nữ đa cảm, từ lâu vẫn sống trong sự phục tùng với ông chồng dốt nát, thô thiển và nhiều tuổi hơn mình nên khi Julien xuất hiện, bà đã bị tính cách mạnh mẽ cộng với vẻ quyến rũ của chàng gia sư trẻ tuổi này chinh phục. Cuộc tình vụng trộm đầy thơ mộng xảy ra không được bao lâu thì có dư luận bàn tán. Ở Verrières vẫn luôn có những tranh chấp ngấm ngầm về quyền lợi và danh vọng giữa những người có quyền thế, lúc nào cũng ganh ghét soi mói nhau, nên thị trưởng de Rênal rất sợ tai tiếng làm tổn hại đến thanh danh hơn là đau khổ vì việc vợ ngoại tình. Julien Sorel buộc phải ra đi để bảo toàn danh dự cho bà de Rênal.
Anh được một tu sĩ đỡ đầu, cho vào học tại trường thần học, mong sau này có chút chức sắc trong giáo hội để làm phương tiện đi lên (trong xã hội trước Cách mạng tư sản Pháp (1789) được chia thành ba đẳng cấp: quý tộc, tu sĩ nhà thờ Thiên Chúa giáo và tư sản). Tại trường thần học, Julien không thể chịu đựng nỗi lối sống và thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh, nên đường mượn phương tiện “áo chăng đen” của anh không thể thực hiện được.
Anh lại được giới thiệu đến làm thư ký riêng cho hầu tước de La Môle, một gia đình thế gia vọng tộc của Pháp. Do thông minh có năng lực và nhất là có cá tính đặc biệt, ngoại hình thu hút quyến rũ nên Julien đã tạo cho mình một nét riêng trong xã hội thượng lưu đầy nghi thức nhàm chán của những con người sáo rỗng, giả dối. Thêm một lần nữa, anh được Hầu tước tin dùng và yêu thích. Con gái hầu tước là tiểu thư Mathilde, một cô gái thông minh, kiêu kỳ và có cá tính mạnh mẽ đã dần dần bị chinh phục bởi sự vượt trội của Julien so với những chàng trai trong đám quý tộc mà cô đã tiếp xúc. Trong mối quan hệ nửa tình yêu, nửa tính toán, vừa say mê vừa tỉnh táo này Julien tưởng như mình đã đạt đến mọi vinh quang khi biết Mathilde có thai. Chính vì điều này, hầu tước buộc lòng phải thu xếp và bằng mọi cách “quý tộc hóa” người thư ký của mình và tạo tương lai danh vọng cho anh bằng sắc nhung phục “đỏ” của  con đường binh nghiệp để xứng đáng với cuộc hôn nhân với Mathilde. Do áp lực với thế lực tôn giáo ở Verieres, vốn không ai ưa gì với sự thành đạt quá nhanh của những thanh niên hãnh tiến như Julien nên bà de Rênal bị một Linh mục địa phương buộc phải viết thư tố cáo với Hầu tước về mối quan hệ giữa Julien với bà trước đây. Mọi sự lỡ vỡ, Julien bị tổn thương nặng nên đã từ chối mọi sự đính chính cần thiết để cứu vãn tương lai. Anh trở về Verriesre rình bắn bà De Renal, dù bà không chết, anh vẫn bị kết án tử hình. Anh từ chối mọi sự bào chữa của luật sư để chống án khi anh đã nhân thức được rằng mình đã mắc tội lớn vì dám mơ màng tới việc ngoi lên khỏi thân phận thường dân. Anh thấy rằng mình vẫn yêu bà De Renal dù bà đã đẩy anh đến đường cùng. Bà De Renal cũng mất đột ngột sau ba hôm Julien bị xử tử.
2.3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
Với con mắt sắc sảo của một nhà văn hiện thực, Stendhal đã nhìn nhận ra được cái tình thế tất yếu của xã hội Pháp thời Trung hưng mà ông đã mô tả sinh động và hết sức thành công trong kiệt tác Đỏ và Đen. Sự phản ánh về hiện thực của xã hội Pháp đương thời đen tối với nhiều thế lực đã đẩy con người đến bước đường cùng. Có thể đưa ra cái hiện thực đó qua hình ảnh của một số nhân vật trong tác phẩm. Julien là con người có khát vọng được vươn lên, với mong muốn có một vị trí xã hội xứng đáng với tài năng và nghị lực của mình nhưng trong cuộc đụng độ giữa cá nhân với xã hội, luôn bị các thế lực tư sản, quý tộc, nhà thờ chặn bước tiến. Bà De Rênal là nạn nhân của cuộc hôn nhân phong kiến tư sản, chịu sự tác động của đồng tiền, hậu quả của chế dộ tư hữu nói chung và của chế độ tư sản nói riêng. Chung sống với ông De Rênal là người chống chuyên chế, chạy theo dục vọng và tiền bạc, sống không có tình yêu. Các thế lực tôn giáo đã ra sức ngăn cản và phá hoại tình yêu thật sự của bà với Julien.
Trong văn học Pháp đã xuất hiện thể loại tiểu thuyết hiện thực mang nội dung phê phán, miêu tả chân thực cuộc sống theo quan điểm lịch sử, bằng bức tranh khái quát một thực trạng xã hội, với một dàn nhân vật rộng lớn bao quát mọi tầng lớp từ các tu sĩ đến nhà doanh nghiệp, các phu nhân và tiểu thư quý tộc… Đây là những chân dung và tính cách điển hình của mỗi giai tầng xã hội.
II.               Julien Sorel – Nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình Pháp
2.1.                        Xuất thân của Julien Sorel – sự hình thành nhân cách ban đầu của nhân vật
Julien Sorel xuất thân trong một gia đình thợ xẻ gỗ thôn quê dọc bờ sông Đup. Bố Julien là 1 người thợ xẻ thất học, có tiền và cũng đã ăn phải cái bã tư sản nghĩa là ở lão ta tính vụ lợi, tham tiền đã phát triển đến mức độ bóp nghẹt hết cả cái gì được gọi là tình cảm con người. Khi vào nhà tù thăm con bị kết án tử hình, lão không che giấu được nỗi vui mừng khi nghe tin con nói đã để dành một ít tiền, lão đã đem số tiền đó đi khoe với những kẻ hay ghen tỵ với lão. Julien coi bố và các anh trong gia đình như những kẻ thù, anh học được ngay trong chính gia đình anh cái thói giả dối, che đậy mọi ý nghĩ và tình cảm của mình để khỏi bị ăn đòn và được yên thân.
Anh may mắn gặp được người thầy đầu tiên là một viên thiếu tá quân y già trong quân đội Napoléon, người này khuyên Julien học và dạy dỗ anh theo cái tinh thần cách mạng và lý tưởng anh hùng của TK XVIII lẫn lộn với sự sùng bái cá nhân Napoléon. Julien được học tiếng La tinh và lịch sử, khi ông bác sĩ quân y chết, ông đã di tặng anh tấm huân chương Bắc Đẩu bội tinh của ông, những món tiền chưa lĩnh của lương quân nhân hưu trí và ba bốn chục quyển sách.
Là người thông minh, có chí khí và nghị lực, lại được học hành, như một điều tự nhiên Julien vượt ra ngoài cái khuôn khổ chật hẹp, tầm thường của gia đình anh. Để làm được điều đó, bấy lâu nay anh đã ôm ấp trong lòng một mối tham vọng to lớn, mãnh liệt hiếm có mà anh ta có đủ nghị lực, kiên cường để thực hiện đến thành công, không ai có thể ngờ được rằng đằng sau cái bộ mặt giống như con gái, yếu ớt, xanh xao và dịu dàng kia lại che giấu cái quyết tâm không gì lay chuyển nổi là thà chịu muôn ngàn cái chết còn hơn là không đạt tới giàu sang. Vì vẻ bề ngoài nhìn yếu ớt nên bị chính gia đình mình coi khinh, coi Juylien như 1 kẻ ăn bám vào gia đình.

Cùng với những người anh của mình, Julien làm việc tại xưởng gỗ để trông coi sự hoạt động của tất cả bộ máy nhưng sở thích lớn nhất của anh vẫn là đọc sách, anh bỏ bê công việc tại xưởng gỗ mà chăm chú đọc sách làm cha mình là lão Xoren vô cùng tức giận. Lão Xoren ghét cay ghét độc thói hay đọc sách vì bản thân lão không biết chữ nhưng vì lời đề nghị món tiền béo bở từ ông thị trưởng De Rênal dành cho Julien nếu anh chịu đến nhà De Rênal dạy tiếng La tinh cho con của họ, lão tìm Julien và ép anh bằng mọi cách phải gói ghém quần áo ra đi như một cách thoát nợ với Julien cùng ý nghĩ có lợi cho xưởng cưa của lão.
Như vậy ngay từ trong gia đình, Julien đã phải học cái thói giả dối, che đậy mọi ý nghĩ và tình cảm để được sống yên thân. Sự dốt nát và tham tiền của người cha cùng với thái độ cay nghiệt của những người anh đã khiến Julien ôm ấp trong lòng một tham vọng lớn lao, một tham vọng mà không ai nghĩ nó xuất phát từ một chàng trai có tầm vóc mảnh mai, xanh xao: từ bỏ cuộc sống cũ để vươn lên cuộc sống giàu sang, “Đối với Julien, đạt tới giàu sang, là trước hết phải ra khỏi Verie, anh thù ghét quê hương của anh”. Đây chính là bước đầu trong việc hình thành tính cách nhân vật: sống trong một gia đình có nhiều mâu thuẫn, tâm lý Julien ở trong thế động, đầy mâu thuẫn và có những trạng thái tâm lý trái ngược nhau, luôn tự đấu tranh để một mặt không bị đồng hóa bởi gia đình, mặt khác vươn lên thoát khỏi cuộc sống tối tăm nghèo khổ. Bằng việc đặt Julien vào giữa khối mâu thuẫn: ngoại hình mảnh mai, xanh xao nhưng bên trong lại là người có chí khí, tham vọng lớn; xuất thân từ một gia đình thất học nhưng chàng lại là người duy nhất được học hành và bị xa lánh. Giữa một khối mâu thuẫn như thế, việc xác lập vị trí của mình trong xã hội là một điều tất yếu, có điều kiện. Stendhal rất khéo léo để cho nhân vật sinh ra từ khối mâu thuẫn đó. Từ những điều kiện đó, bước đầu xây dựng bàn đạp để nhân vật nhún chân vào một xã hội cao hơn.Nghệ thuật phân tích tâm lý chính là sự sáng tạo cơ bản trong Đỏ và Đen của Stendhal qua hình tượng nhân vật Julien Sorel.
2.2.                        Julien về làm việc cho ông bà De Rênal – bước khởi đầu của tham vọng thượng lưu
2.2.1.     Tình ý với bà De Rênal
Trong một cơ hội Julien đã được nhận vào gia đình giàu có danh giá ở một tỉnh lẻ gần nơi anh sinh sống, đến với gia đình ông bà De Renal làm gia sư cho lũ trẻ, anh lại được chứng tỏ mình hơn khi biết tiếng La Tinh và trí nhớ siêu phàm. Có thể nói Julien là một trường hợp ngoại lệ trong môi trường sống của mình. Ở gia đình người thợ xẻ vẻ ưu tư dáng thanh tú, chút kiến thức có được nhờ “may mắn” khiến anh thành xa lạ thậm chí “bị tất cả mọingười  nhà khinh bỉ”. Nhưng bên trong chàng thanh niên mười chín tuổi, có vẻ bề ngoài như đứa trẻ rụt rè yếu đuối, thì một sức mạnh sục sôi, một nghị lực lớn lao, một đầu óc mẫn tuệ, một tính cách kiêu hãnh, một tâm hồn nhạy cảm. Một con người nhỏ bé ở cuối bậc thang xã hội ấy cảm thấy mình có khả năng làm những việc lớn, vượt lên trên lũ nhà giàu, chính vì thế mà dù bị tất cả người trong nhà cười chê, khinh bỉ thì chàng vẫn điều đặn tối tối đến nhà thờ, không phải vì tình yêu mến hay lòng mộ đạo mà chàng nghĩ ở nơi này sẽ cho chàng một cơ hội bước lên một tầng lớp một địa vị xã hội mới “ngay từ thời thơ ấu chàng, anh đã có những lúc cuồng nhiệt. Khi đó anh mơ màng khoái trá một ngày kia anh sẽ được giới thiệu với những người đàn bà đẹp của Pari”. Cái tham vọng muốn vượt lên trên bạn nhà giàu, muốn mọi người phải công nhận mình nó luôn thôi thúc bên trong con người anh nó biến anh thành một người “dừng chân lại một lát ở nhà thờ, có lẽ có lợi cho trò giảo quyệt của anh”.
Ngay từ đầu tác phẩm, Stendhal đã cho thấy tài năng của mình trong nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật với việc bộc lộ đời sống tinh thần thông qua độc thoại nội tâm để làm rõ con người bên trong. Tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật là ý nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ thầm kín hoặc nhân vật nói to lên với mình. Với quan điềm sáng tác là viết nên những điều đúng sự thật, độc thoại nội tâm của Stendhal qua nhân vật Julien vì thế rất chân thật, sát với tâm lý con người.Trong Đỏ và đen độc thoại nội tâm xuất hiện dưới hai dạng: Ở dạng thuần túy tác giả chỉ rõ nhân vật “nghĩ”, “tự nhủ” hoặc nhân vật nói to với mình và những ý nghĩ này của nhân vật thường để trong ngoặc kép; ở dạng lời nói nửa trực tiếp tác giả trực tiếp phơi bày, phân tích tâm lý nhân vật, nhưng tới một lúc nào đó, giọng tác giả hòa quyện vào giọng nhân vật khiến ta khó phân biệt rạch ròi, nhưng cũng có khi tác giả sử dụng xen kẽ hai hình thức trên.
Julien yêu bà De Renal – người phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu. Nhưng trái ngược với điều ấy thì anh lại thù ghét và kinh tởm cái xã hội thượng lưu mà anh được dự vào. Nhưng có phải anh căm ghét nó hay vì anh được xếp ngồi ở cuối bàn buổi tiệc? Điều đó như một cái gì đó thúc  đẩy anh vượt lên trên, trên cái bàn ăn ấy trên cái địa vị mà giờ họ gắn cho anh. Julien ngày càng được tiếng tăm trong ngôi nhà kia và ngoài cái tỉnh lẻ đó thì bà De Renal cũng quan tâm anh nhiều hơn. Bằng việc  nghĩ đến sự nghèo khổ của Julien về vật chất và muốn giúp đỡ anh nhưng anh từ chối và xem những điều đó là sự xúc phạm. Như để chuộc lại cái lỗi nhục mạ vô tình mà bà đã phạm đối với anh, bà càng chăm sóc anh vô cùng âu yếm, bên ngoài có nguôi đi phần nào tức giận nhưng bên trong anh lại nghĩ “những kẻ nhà giàu kia là như thế đó, họ làm nhục người ta, rồi tưởng có thể đền bù mọichuyện bằng một vài trò khỉ!”.
Anh khinh bỉ sâu sắc những trò của ông quận trưởng và những quân tàn ác hoặc những đồ ngu xuẩn!  Vì thế cho nên anh sống hằng ngày với bà De Renal. Khi cha xứ gọi anh đến với ý muốn anh kết hôn với Elida thì anh đã từ chối một cách khéo léo và thông minh nhưng vẫn không thể dấu được cái tham vọng bên trong con người anh “Mối nồng nhiệt âm thầm mà ông nói với ta, chính là mưu đồ phú quý của ta” chính vì kẻ đó mà anh không thể lấy một người đàn bà bình thường như Elida , anh đang mưu tính để đạt được bằng mọi cách.
Mưu đồ phú quý của Julien chính là phu nhân thị trưởng De Renal. Julien mưu đồ chiếm lấy tình cảm của bà, với việc làm đó, chàng đã có thể trả thù ông thị trưởng chồng bà, bởi những khinh miệt mà lão đã ném vào chàng. Julien khoái trá và giả dối bởi mục đích của mình. Chàng nắm lấy tay bà De Renal, như một sự thăm dò từ phía đối phương, để rồi những lần sau đó, chàng tin chắc rằng bà De Renal yêu chàng, thì chàng bắt đầu tấn côn mạnh mẽ hơn. Julien rất khôn khéo khi sắp đặt mọi thứ. Chàng không vồ vập, cũng chẳng nóng vội, từng bước từng bước chàng nắm lấy cảm tình của bà De Renal để rồi đến khi chàng toàn thắng trong đêm vụng trộm đầu tiên với bà De Renal.
Trong suốt quá trình chinh phục bà De Renal, Julien vừa phải chiến đấu với chính mình vừa phải chiến đấu với lý trí của bà De Renal. Khối mâu thuẫn bắt đầu lớn dần lên. Một mặt, trong chàng là cuộc chiến đấu giữa cái tôi rụt rè và cái tôi tham vọng trong mình. Mặt khác, cuộc chiến bên ngoài giữa chàng với bà De Renal khiến chàng mất rất nhiều công sức mới thắng được bà. Chiến thắng đó khiến chàng thấy thỏa mãn nhưng bù lại, chàng phải tự dằn vặt chính mình. Stendhal đặt vào con người đó những khối mâu thuẫn mà không thể lí giải được. Cuộc chiến giữa đỏ và đen, giữa con người lương thiện và con người giả trá chưa bao giờ lắng xuống, ngay cả khi giây phút ái tình dễ làm con người ta mông muội thì kẻ sùng bái Napoleon vẫn luôn vùng vẫy giữa những tham vọng của nó.
Julien trong đêm vụng trộm đầu tiên đã có những thay đổi về mặt tâm lý rất tinh tế. Vì muốn được những tham vọng cá nhân mạnh, anh luôn muốn tự khẳng định mình nên đã làm một việc hết sức táo bạo “ghé ngay miệng vào tai bà De Renal và đánh liều đến có thể làm liên lụy ghê gướm cho bà, anh nói: Thưa bà, đêm nay, đúng hai giờ, tôi sẻ sang buồng bà, tôi có chuyện càn nói với bà”. Vì sợ không được chuẩn y, vai trò quyến rũ của anh làm nhọc lòng anh, anh tìm đủ mọi cách gây sự chú ý, tìm mọi cách quyến rũ thì nó trở nên vụng về, bối rối vì tình trạng hầu như thất vọng của công việc mưu đồ đó, vì tinh thần bi quan, đang lo lắng cho giờ phút sắp tới diễn ra nên anh tưởng bà Đervin khinh bỉ và bà De Renal cũng vậy như vậy thì làm anh buồn bực và rất nhục nhã.
Cuối cùng cái thời khắc anh chờ đợi hai giờ cũng đến anh tự đấu tranh với lòng mình “ta sẽ sang buồng bà” cho dù ta có lổ mãn, còn vụng dại giống như nhà quê “nhưng ít ra ta không nhu nhược”  anh chỉ xem hành đọng qua phòng bà De Renal là lời khẳng địnhcủa cái tôi dũng cảm của anh “ Julien tự hào là dũng cảm cũng có lý” tuy nhiên anh vẫn run đến nổi hai gối đụng vào nhau nhưng với lòng kiêu ngạo “thà chịu muôn ngàn cái chết  còn hơn không đạt tới giàu sang” nó đã thúc đẩy, đã làm động lực cho anh anh mở cửa và trở lại vai trò tự nhiên thế nhưng giây phút nào, tình cảm nồng nhiệt vẫn có thể bột phát, phá hoại toàn bộ những kế hoạch đã can nhắc kĩ lưỡng, con người tàn nhẫn, khô khan vẫn có thể đắm say “và bà nói vói anh một cách nghiêm khắc, nên anh nước mắt ròng ròng” nhưng vài giờ sau anh không còn phải khao khát gì nửa, nhờ ở tình yêu mà anh đã gây nên một ấn tượng tốt anh đã có được một cuộc chiến thắng nhưng cái thắng lợi của cái giảo quyệt đã làm anh gê tưởm, sự mâu thuẫn bên trong con người lương thiện thật thà muốn vươn lên xã hội một cách quang minh,  muốn nhờ học thức mà vươn lên,  giờ lại phải vươn lên bằng những thứ trái với trái tim bên trong con người thứ hai giảo quyệt mà chính anh thấy ghê tởm bản thân mình.
Vẫn trung thành với cái gọi là “bổn phận” anh không bỏ lỡ những tình tự mình đã vạch ra, cứ chuông điểm hai giờ thì anh qua buồng người tình để đạt mục đích. Giờ thì anh không còn lo lắng, không còn sợ bị từ chối, không sợ người ta khinh bỉ, không chăm chăm nghĩ đến vai trò phải đóng nên anh rất sung sướng và hạnh phúc với người tình. Anh vui sướng điên cuồng khi nghe người tình nói đến nỗi lo sợ về khoảng cách tuổi tác làm anh quên hết nỗi lo sợ bị xem như gã tình nhân hạ thuộc, vì cớ dòng dõi thấp hèn. May sao hôm đó anh hầu như không có cái vỏ giả tạo, chỉ trong ít ngày Julien khi được tiếp xúc khi được yêu nhiều thì anh vẫn thấy nàng có một tâm hồn hiền hậu của thiên thần và nhan sắc chẳng ai hơn. Trong lúc đó làm anh quên đi những tham vọng của mình, Julien cảm thấy mê người đến cả mũ áo của tình nhân. Có những lúc mặc dù quen với sự giả tạo, anh thấy sự vui thích vô cùng thích thú từ người bạn tình, anh vẫn chưa bao giờ được ai yêu, anh thích thú, hạnh phúc đến nổi anh định thú nhận với bà tất cả những tham vọng của anh từ trước đến giờ, phải chăng tình yêu chân thành, nồng nhiệt không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp, địa vị trong xã hội đã cảm thán được con người trẻ tuổi đầy tham vọng kia, luôn xem những hành động của mình đối với người phụ nử kia là “bổn phận”.
Nhưng thật không may cho người đàn bà ấy đáng thương khi anh sắp yêu bà thắm thiết vì “bà hiền hậu, dịu dàng và yêu ta thắm thiết. nhưng bà ấy được nuôi dưỡng ở phe đối địch”  Napoleon thần tượng của lòng anh đặc trưng cho thời đại anh hùng không trở lại, lại làm thức tỉnh cái “bổn phận” nơi anh, làm anh phải đánh bại những kẻ đã hạ nhục anh, những kẻ thống trị “chỉ cần một tâm hồn đầy tớ”.
Stendhal luôn giữ cho tâm hồn Julien một khối mâu thuẫn không bao giờ dứt, và hơn nữa, mối mâu thuẫn ngày càng tăng dần theo điều kiện và hoàn cảnh, qua những hành động của nhân vật. Nội tâm nhân vật càng ngày càng phức tạp và ngòi bút của tác giả ngày càng tinh vi hơn qua những chuyển biến trong suy nghĩ và hành động.
2.3. Julien Sorel vào chủng viện Besancon
Ý nghĩa khoảng thời gian sám hối Julien trong chủng viện
Trong Đỏ và Đen, cốt truyện được sắp xếp theo trật tự thời gian xuôi chiều, trọng tâm của truyện xoay quanh hành động và suy nghĩ của Julien – nhân vật chính của tác phẩm. Hành động của nhân vật chính vì vậy cũng đi theo trật tự thời gian, có thể chia hành động nhân vật gắn liền với các khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời Julien: ở Verrières, làm gia sư ở nhà ông De Rênal và cuộc chinh phục bà De Rênal; vào chủng viện ở Bensancon; làm thư ký riêng cho Hầu tước de La Mole ở Pari và chinh phục tiểu thơ Mathilde; cuối cùng là hành động bắn bà de Rênal, lên án xã hội trước tòa và chấp nhận cái chết..
Ở Veriere vẫn luôn có những tranh chấp ngấm ngầm về quyền lợi và danh vọng giữa những người có quyền thế lúc nào cũng ganh ghét soi mói nhau, nên thị trưởng De Rênal rất sợ tai tiếng làm tổn hại đến thanh danh hơn là đau khổ vì việc vợ ngoại tình, Julien Sorel buộc phải ra đi để bảo toàn danh dự cho bà De Rênal. Anh được một tu sĩ đỡ đầu, cho vào học tại trường thần học, mong sau này có chút chức sắc trong giáo hội để làm phương tiện đi lên. Tại trường thần học, Julien Sorel không thể chịu đựng nỗi lối sống và thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh. Nên đường mượn phương tiện "áo chùng đen" của anh không thể thực hiện được.
Ả tớ gái của bà De Rênal đã từng tỏ tình với Julien và bị chàng cự tuyệt một cách khinh bỉ, và ả đem lòng oán hận từ lâu. Đây là cơ hội cho ả trả thù, ả đem hết chuyện lén lút giữa bà chủ và Julien kể hết với ông Valenod, đối thủ chính trị lợi hại nhất của ông De Rênal. Những bức thư nặc danh tới tấp bay tới tay ông De Rênal và chẳng bao lâu cả thành phố đều xôn xao bàn tán về vụ lem nhem này. Khi vị cha xứ biết chuyện, ông lập tức buộc Julien phải rời Verrièses ngay và cho chọn hoặc gia nhập một chủng viện tại Besancon hoặc đi buôn gỗ với một thương gia tên là Fouqué tại một làng xa xôi. Với hy vọng sẽ có một địa vị khá hơn trong tương lai, Julien chọn giải pháp thứ nhất.
Julien không hợp với việc đi tu và chàng quan niệm rằng thời gian lưu lại chủng viện chỉ là một chuỗi ngày sám hối không thể tránh được. Chàng tự cho mình là một người đạo đức giả nhất trên đời, nhưng thực ra chàng đang sống giữa một đám người đạo đức giả hơn chàng gấp bội vì họ toàn là bọn xuất thân từ đám nhà quê với tâm nguyện duy nhất là làm sao được ăn ngon, mặc đẹp. Họ đố kỵ Julien vì chàng có tài ăn nói và thông minh quá.
Julien lúc bị giam trong nhà lao đã nói với bạn là Fukê: “Này, bọn Hội thánh Bensancon quý hóa ấy cái gì chúng cũng làm tiền được cả; nếu anh khéo thu xếp, chúng sẽ bán cho anh cái xác chết của tôi đấy…”.
Mối quan hệ  giữa Julien và vị trưởng giáo Abbe’ pirard
Người bạn tốt duy nhất của Julien là vị trưởng giáo khắc khổ Abbé Pirard. “Cha Pirard khuyên Julien không nên gia nhập một hội kín nào hoặc một thánh hội kín nào mà không có sự đồng ý của ông”. Khi linh mục Sa-Becna viết thư đề bạt Julien làm phụ giảng về Tân và Cựu ước, thì Julien rất cảm kích, lại gần và cầm lấy bàn tay của cha Pirad, đưa lên môi, sau những suy nghĩ của cha Pirad, Julien nước mắt ròng ròng, cha Pirad hai tay ôm lấy Julien,giây phút thật êm đềm của cả hai người.
Khi ông này được hầu tước De La Mole triệu về Paris, ông đã dàn xếp để Julien làm bí thư cho hầu tước. Julien rất hài lòng với nhiệm vụ mới và chàng sửa soạn đi Paris. Trên đường đi, chàng không quên ghé lại Verrières và hưởng hai đêm thần tiên với bà De Rênal. Anh ta căm ghét sâu sắc xã hội quý tộc, tư sản và nhà thờ, nhưng lại muốn có được một vị trí xã hội xứng đáng với tài năng và nghị lực của mình. Nhưng trong cuộc đụng độ giữa cá nhân và xã hội, ngay lúc gần thực hiện được ước mơ của mình, thì các thế lực quý tộc, tư sản và nhà thờ luôn luôn chặn bước tiến của anh ta, anh ta nhận ra sự “tuyệt diệt niềm hi vọng của cả một lớp thanh niên” mà anh ta không thể nào chấp nhận được. Và phó giám mục Frile là một con người quỷ quyệt. Hắn đứng đầu cả mạng lưới Hội thánh ở Bensancon, có tiếng là “cất lên hạ xuống những viên tỉnh trưởng như chơi, hắn mà gởi thông điệp về Pari thì các quan tòa, tỉnh trưởng và cho đến cả tướng tá trong doanh trại đều phải run sợ”, nhưng lại sử dụng mưu kế bỉ ổi, nhơ nhớp để hạ Julien – học trò cưng của ông Pirard – từ hạng nhất xuống hạng 198 trong kỳ sát hạch. Ông ta “lấy làm sung sướng được làm như thế để làm nhục kẻ thù của ông ta, là ông Pirard theo phái Jăngxênit”. Cái tên phó giám mục đó thiếu chút nữa là quỳ xuống chân cô gái Mathilde, khi hắn biết cô này là bạn thân của bà cháu gái có uy thế của Đức Cha nắm trong tay quyền phân phối chức giám mục trên toàn nước Pháp.
Những người như cha xứ Chélan và linh mục Pirard là những nhà tu sĩ tốt bụng, thành thật thờ Chúa, không ham tiền tài, địa vị, nhưng lại bị phái Jêduyt tìm cách bẫy đi, mặc dầu tuổi đã già. Còn lại là cả một bọn giáo sĩ giả nhân giả nghĩa, chạy theo tiền tài, địa vị, tàn ác, quỷ quyệt không kém gì những bọn quý tộc và tư sản. Nơi đào tạo ra họ chính là chủng viện Bensancon, một “địa ngục trần gian”. Ở trường học tôn giáo đó, các sinh đồ coi nhau như kẻ thù, hàng giờ hàng phút phải giả dối che đậy mọi ý nghĩ, tình cảm riêng, vì “sự dò la và tố cáo giữa bạn học với nhau được khuyến khích”, còn học hành giỏi giang đứng đầu về các giáo lý, lịch sử giáo hội… lại là “một tội lỗi huy hoàng”. Ở đó, chỉ có “sự phục tùng trái tim là tất cả”. Tất cả nền giáo dục của chủng viện đóng khung ở “một tấm lòng kính trọng mênh mông và vô biên đối với đồng tiền khô và lỏng”, nghĩa là tiền mặt và sự thần phục giáo hoàng, vị Chúa thứ hai ở trái đất. Và đại đa số sinh đồ đó xuất thân từ nông dân nghèo khổ, chỉ trông thấy ở nghề thầy tu cái hạnh phúc lâu dài “được ăn uống no nê và có một bộ áo ấm về mùa đông”. Một nguyên lý ngự trị trong thế giới tôn giáo là “ý niệm về tôn giáo gắn chặt với ý niệm giả dối và kiếm tiền”, “những ý niệm hội viên Hội thánh có thế lực là sự tàn ác thâm hiểm và quỷ quyệt gắn bó khăn khít với nhau”. Julien đứng trước hiện thực đó, anh ta cảm thấy mình là một kẻ cô độc và đối lập với bọn quý tộc ngu dốt de Rênal, bọn tư sản Valenod hèn kém, bọn thầy tu bỉ ổi, đê tiện. Trong những chuyện trò giữa bọn chúng, anh thấy những ý kiến của chúng chẳng phù hợp gì với thực tế, toàn những chuyện hèn kém, rặt cái “tính thô bỉ và sự vô tình hết sức phũ phàng đối với tất cả những gì không phải là chuyện tài lợi, địa vị hoặc huân chương”. Đối với anh, chúng là những “Đồ quỷ quái!” hoặc “Quân ngu xuẩn!”.
Stendhal đã vẽ ra sáng tỏ vô cùng bước đường suy sụp và đồi bại của bọn quý tộc, và bước phát triển của bọn tư sản hãnh tiến. Đồng thời, ông cũng vạch rõ sự chi phối của đồng tiền trong mọi quan hệ xã hội, chính đồng tiền đã chi phối hoàn toàn suy nghĩ và hành động của những con người ấy.
Nhận thức của Julien về chủng viện
Khi Julien đến chủng viện Besancon, ông được chào đón trong sự lạnh lùng của các vị linh mục. Giám đốc chủng viện M.Pirard lúc đầu thì hăm dọa Julien nhưng khi nhận ra trí thông minh của Julien thì ông rất thích và  ông khuyên Julien trở thành một linh mục tài giỏi. Julien cũng đã làm việc rất tốt nhưng ông không thích cuộc sống ở chủng viện, Julien không muốn chỉ trở thành một linh mục mà  trong tâm trí ông luôn muốn có thể bước vào tầng lớp tư sản và trở nên thành công trong xã hội Pháp. Nhưng ông không bao giờ để cho những linh mục khác thấy được ham muốn của mình. Vì vậy những linh mục trong chủng viện không biết được thói đạo đức giả của Julien và vẫn luôn ganh tỵ với sự thông minh của ông ấy.
Khi biết những người trong giáo hội tham gia chính trị, ông Pirard đã rất phẫn nộ và xin từ chức.Qua đó Julien cũng nhận thấy được  Giáo Hội là mô hình thu nhỏ về sự bất ổn chính trị Pháp. Julien cũng cảm thấy căm ghét những người linh mục ở đây vì đời sống giả dối và sự vô dụng của họ. Julien coi chủng viện chỉ như là một bàn đạp để ông có thể có được vị trí tốt hơn trong xã hội bằng tất cả những mánh khóe của mình.
2.4. Diễn biến tâm lý của Julien trong tình yêu với Mathidle
Julien, chàng thanh niên thức thời giữa xã hội tư sản Pháp, với tham vọng đặt chân vào giới thượng lưu bằng mọi thủ đoạn, hẳn nhiên chàng không quên mang cả tình yêu đặt cược vào cuộc vụ lợi. Có thể nói, tình yêu giữa Julien và Mathidle, đối với chàng, là một cơ hội dễ dàng và nhanh chóng nhất để chàng gia nhập vào giới thượng lưu.Tình yêu của Julien đối với Mathidle có cả sự mê đắm và toan tính. Đã có lúc, chàng mê mải ngắm nhìn Mathidle giữa những tên công hầu bá tước với anh mắt ghen tuông của một người tình. Nhưng cũng có khi, chàng đem sự toan tính xen vào giữa tình cảm đó, với vẻ kiêu hãnh bên ngoài. Julien theo như cách nhìn của Mathidle, là một kẻ "tự trọng" và "kiêu ngạo". Ở đây đã có sự đấu tranh tâm lý trong Julien với tình yêu của Mathidle, đấu tranh ấy được Stendhal miêu tả tinh tế qua những dòng suy nghĩ của nhân vật.
Julien bị Mathidle quyến rũ bởi vẻ đẹp hình dáng của nàng. Đã nhiều lần chàng nhìn ngắm Mathidle và thầm nhận xét về dáng đi "uyển chuyển" của nàng, hay trang phục của nàng "anh lấy làm vui thích trong thấy sự tương phản giữa trang phục giản dị của cô với trang phục lộng lẫy hôm trước."..."Chiếc áo dài đen này làm cho cái đẹp của thân hình cô nổi hơn nhiều. Cô có dáng điệu của một bà hoàng hậu...". Mặc dù chàng có lúc nể phục nàng, người con gái vượt lên trên hẳn trong cái xã hội đó với những quan điểm mạnh mẽ, người mà chàng cho là "người đàn bà siêu việt". Thế nhưng, trong lòng chàng vẫn có một sự khinh bỉ chung cho giới thượng lưu, và sự khinh bỉ đó cũng đặt vào Mathidle. Chàng gọi Mathidle là con "búp bê Paris". Trong chàng có sự mâu thuẫn khi nghĩ về cách nhìn đối với Mathidle, nàng sinh ra trong giới thượng lưu nhưng nàng có một cái đầu hơn hẳn họ, nàng vừa kiêu ngạo vừa dễ thương. Đối với nàng, chàng vừa say đắm vừa khinh bỉ.
Chàng dè dặt bước vào tình yêu với Mathidle bằng sự hồ nghi. Julien không tin tưởng ở Mathidle. Ban đầu, sự hồ nghi chỉ dừng lại ở sự băn khoăn: "Nàng có yêu ta không?" Nhiều lần chàng lặp lại câu hỏi đó với chính mình, mỗi khi bắt gặp cái nhìn, hành động hay lời nói nào đó của Mathidle nhắm đến chàng. Càng dấn gần tình yêu thì sự đa nghi của chàng lại tăng lên. Khi nhận được bức thư tình của Mathidle, có một sự đắc thắng hiện lên trong Julien. Chàng dù sung sướng đến mấy cũng cố nén mình lại, rồi lại bắt đầu tự hỏi liệu có phải đó là một âm mưu? Mathidle muốn hại chàng? Julien đã nghĩ đến tình huống xấu nhất đó là nếu bị bắt ở phòng Mathidle, chàng sẽ khai ra tất cả để trả thù. Và khi leo cầu thang lên cửa sổ phòng Mathidle, tay chàng vẫn lăm lăm khẩu súng. Julien không tin bất kỳ ai, kể cả người con gái gần gũi chàng nhất, và chàng cực kỳ thận trọng trước mọi hành động hay lời nói. Mọi lời chàng nói ra đều có mục đích, và chàng luôn xem chừng thái độ của những người tiếp xúc với chàng, kể cả Mathidle.
Trong tình yêu, Julien lạnh lùng và ích kỷ, chàng ghen tuông với Cradơnoa, Cayluyx hay Đơ Luyz.  Julien cảm thấy ghen tức khi Mathidle kể cho anh nghe về những bức thư nàng gửi cho Cradonoa, Cayluyx: "Sao! cả với chàng Đơ Cayluyx nữa! Juylien kêu lên; và tất cả nỗi lòng ghen tuông cay đắng của một gã tình nhân bị ruồng bỏ nổ bùng trong câu đó.... Anh đau đớn nhận xét thấy rằng trong khi nói, cô lại phát hiện thêm được nhiều điều trong lòng cô." Từ những nối ghen tuông, cái mặc cảm về thân phận mình càng hiện lên rõ ràng trong Julien. Chàng tưởng chàng đã thắng Cradonoa, nhưng rồi chàng lại thấy mình lầm. Và chàng đau khổ "nhiều lần ý nghĩ tự tử đến với anh; hình tượng đó đầy mê ly, khác nào một sự yên nghỉ khoái chá; khác nào cốc nước mát lạnh đưa đến cho người khốn khổ đang chết khát chết nóng giữa sa mạc." Julien như kiệt sức trước tình yêu này, mọi thứ đến với chàng vừa cuồng nhiệt nhưng cũng thật mong manh. Chàng không tin tình yêu Mathidle dành cho mình là thật. Càng đau khổ chàng càng dằn vặt mình. Và rồi Julien, một cách táo bạo, chàng đã trèo vào phòng Mathidle lần thứ hai, và lúc đó, tình cảm của Julien cuồng say đến độ chàng đã quên mang chìa khóa phòng mình về. Với chi tiết đó, có thể thấy rằng, trong Julien luôn có sự tranh đấu giữa tình cảm và lý trí. Có những lúc lý trí chiến thắng tình cảm, kìm nén cảm xúc chàng khiến chàng cư xử lạnh lùng với Mathidle. Nhưng nỗi ghen tuông làm mờ lý trí, cảm xúc đã sai khiến chàng liều mạng đến với Mathidle. Tình yêu của Julien là một thứ tình cảm phức tạp, nó giằng co giữa lòng kiêu hãnh và sự cuồng si.
Tuy yêu Mathidle, nhưng hình ảnh bà Đơ Renal vẫn thường xuyên xuất hiện trong sự so sánh ngầm của Julien khi chàng nhìn Mathidle. Chàng luôn tìm kiếm ở Mathidle hình bóng của De Rênal. Ngay cả tình cảm dành cho Mathidle chàng cũng đem ra so sánh với tình cảm trước đây đối với bà De Rênal: "Thật quả không phải là cái thứ khoái lạc của tâm hồn mà xưa kia anh đã từng đôi khi cảm thấy với bà De Rênal. Trong những cảm nghĩ lúc đầu này không có tí gì là âu yếm." Có lẽ chính Julien cũng không hề nhận ra rằng chàng yêu bà De Rênal hơn tất thảy, tình yêu của chàng với Mathidle chỉ là sự cuồng say của những kẻ thích cảm giác chinh phục hơn là tình yêu.
Dù tình yêu chàng dành cho Mathidle là chân tình hay không đi nữa, Julien vẫn luôn tự nhủ mình "phải triệt cái trò cảm xúc ngu dại này đi mới được". Chàng không cho phép mình yếu mềm trong tình yêu, cũng như không cho phép lòng kiêu hãnh của mình chùn xuống. Chàng luôn che giấu cảm xúc  thật của mình.
Có thể thấy rằng, Julien là một khối mâu thuẫn đặt giữa xã hội đó. Đứng trước tình yêu, con người mang cả sự chân tình và giả dối cảm thấy dằn vặt, phải đấu tranh giữa lý trí và cảm xúc để định vị cho mình. Để rồi có lẽ ngay chính Julien cũng không biết đâu là tình cảm thực sự của mình.
2.4.2. Tâm lý cao trào của Julien khi biết Mathidle có thai
Tin Mathidle có thai khiến Julien choáng váng. "Anh gần như quên cả cái nguyên tắc xử sự của anh. Làm sao có thể cố ý lạnh lùng và xúc phạm đối với cô gái tội nghiệp kia, đã vứt bỏ thân danh vì ta?". Tình thương của chàng dâng lên, và chàng bông trở nên quyền uy trước Mathidle. Lần đầu tiên, chàng tự nhận mình là chồng của Mathidle và tỏ ra hết sức trách nhiệm, lo lắng cho nàng: "Danh dự củ em là vô can, anh là chồng em. Thân phận của cả hai chúng ta sắp biến đổi, do cái hành vi chủ yếu đó. Anh cũng có quyền của anh."
Khi mọi chuyện vỡ lở, hầu tước đơ La Mole khi biết sự thực đã cực kỳ giận dữ. Julien chấp nhận chết nếu không còn cách nào khác, tuy nhiên chàng vẫn không quên lo lắng cho đứa con của mình. Chàng nửa muốn chết để chuộc tội với hầu tước đơ La Mole, nhưng nửa còn lại chàng nghĩ đến đứa con của chàng:"Ông cứ giết ta đi, càng tốt, đó là một sự vui lòng mà ta hiến cho ông...Nhưng, trời ơi, ta yêu cuộc đời...Ta còn phải sống vì đứa con của ta."
Lúc này, Julien gần như đã gạt bỏ lý trí ra khỏi trái tim mình, chàng hành động gần như dựa trên cảm xúc. Trong Julien, cuộc đấu tranh giữa hai mảng Đỏ và Đen vẫn chưa có hồi kết.
Suy nghĩ của Julien trước kế hoạch của De La Mole để mình làm con rể
Khi biết mình có thai, ngay lập tức Mathilde đã thú nhận với cha mình.Hầu tước vô cùng tức giận vì ông cho rằng một kẻ như Julien không xứng đáng với con gái mình. Tuy nhiên, Hầu Tước không có ý định giết Julien thay vào đó,ông muốn xây dựng cho Julien một tương lai rức rỡ để có thể xứng đáng với con gái ông ấy. Dường như Julien không biết rằng ông ấy thực sự là ai và ông ta muốn gì trong cuộc sống này. Cả  Mathilde và Hầu Tước cảm thấy rằng tham vọng chính trị của Julien sẽ tạo ra một mối nguy hiểm cho tầng lớp quý tộc và quyết định rằng cách tốt nhất để tạo ra niềm tin của ông là làm cho anh ta là một trong số những quý tộc. Hầu Tước  đã lên kế hoạch để Julien trở thành Trung úy của Hussars. Điều này làm cho Julien vô cùng sung sướng. Việc được trở thành Trung úy khiến Julien cảm thấy thỏa mãn và ông nghĩ rằng việc này sẽ kết thúc sự phiêu lưu trên con đường thay đổi vị trí của mình trong xã hội Pháp.Có thể thấy rằng sự tự nhận thức ở Julien gắn liền với sự nhận thức những người khác, sự hiểu biết của đời sống xung quanh và đời sống xã hội.
Đặc điểm thi pháp Stendhal là nghệ thuật độc thoại. Đây là một thi pháp nghệ thuật để bộc lộ quá trình tự nhận thức của các nhân vật. Với cách sử dụng độc thoại, tác giả làm cho nhân vật trở nên sống động lạ thường, khoảng cách giữa tác giả và nhân vật trung tâm không còn nữa, tác giả đã hòa vào thế giới riêng của nhân vật và kể chuyện bằng chính ngôn ngữ nhân vật, bằng tiết tấu của tâm hồn nhân vật. Trong phần này, những câu độc thoại của Mathilde, Julien, De La Mole phần nào đã giúp người đọc hiểu hơn được tính cách của họ.
2.5. Hành động bắn bà De Rênal và quyết định cuối cùng của Julien Sorel
2.5.1. Diễn biến tâm lý của Julien từ lúc biết tin bà De Rênal tố cáo đến lúc gặp bà tại nhà thờ và phát sinh hành động bắn bà gục ngã
Giữa lúc cao vọng của Julien sắp trở thành sự thật, hầu tước De La Mote cho chàng một số tiền lớn cộng thêm một gia sản đáng kể, phong cho chàng làm sĩ quan trong một đơn vị kỵ binh, đặt cho chàng một cái tên quý phái, và như vậy Julien đủ tư cách cưới cô Mathilde La Mote, làm con rể ông thì hầu tước nhận được một lá thư của bà De Rênal cực lực tố cáo Julien và phản đối đám cưới của chàng.
“ Ta có thể tha thứ tất cả, trừ cái dự định quyến rũ con vì giàu có. Đó, khốn nạn cho con, đó là sự thật xấu xa ghê gớm. Ta nguyện lời danh dự với con là không đời nào ta đồng ý một cuộc hôn nhân với con người đó”.
Matinđơ là người đã thông báo cho chàng tin này, cùng với bức thư tố cáo của bà De Rênal, trong đó có những lời lẽ vạch trần hết sức cay đắng:
“Nghèo và ham hố, chính nhờ sự giảo huyệt hết sức tinh vi, và do cuộc quyến rũ một người đàn bà yếu đuối và đau khổ, mà con người đó đã tìm cách tạo cho mình một địa vị, và trở nên này nọ… Được che đậy bằng một vẻ ngoài không cầu lợi và bằng những câu văn tiểu thuyết, mục tiêu lớn và duy nhất của ông ta là đạt tới chỗ sử dụng được ông chủ nhà và tài sản của ông. Ông ta để lại sau lưng ông ta nỗi đau khổ và những mối hận nghìn thu…”
Bức thư này viết rất dài, rất nắn nót và có thể xem là một bản cáo trạng đầy nước mắt của bà De Rênal. Julien dễ dàng nhận ra điều đó vì “phân nửa bức thư bị xóa nhòa trong nước mắt”. Không chút sợ hãi hay lo lắng hoặc ví như có thì Julien đã cố che đậy nó với vẻ mặt lạnh lùng trước Matinđơ, anh đón nhận tin này hết sức bình tĩnh, bằng câu nói đầy giả tạo:
“ Anh không thể chê trách ngài dơ La Môlơ được… Ngài xử sự đúng lý và cẩn trọng. Có người cha nào lại muốn đem con gái yêu gả cho con người như vậy”.
Vẻ ngoài lạnh lùng, thực chất, trong đầu Julien đang toan tính những kế hoạch trả thù. Vôi vàng tạm biệt Matinđơ, Julien gấp gáp đi Verie tìm bà Rênal.
“ Trong cuộc hành trình gấp rút đó, anh không viết được cho Matinđơ như anh đã dự định, tay anh chỉ vạch lên giấy được những nét không thành chữ.”
Julien đến Verie vào sáng chủ nhật và công việc đầu tiên trong kế hoạch của anh là ghé vào cửa hàng bán võ khí, mua một cặp súng tay. Anh đi vào ngôi nhà thờ lớn ở Verie và tình cờ gặp bà De Rênal cũng đang cầu nguyện ở đó.
Trông thấy bà – “người đàn bà trước đây đã yêu anh biết bao, cánh tay Julien bỗng run lên” đến nỗi anh không thể nào thi hành được ý đồ lúc đầu của mình. Phải chăng, những rung động, tình cảm ngày xưa đang sống dậy trong Julien, có cái gì đó muốn chặn lại đôi tay sắp gây ra tội ác.
“Ta không thể nào làm được, anh tự nhủ thầm, về thể chất mà nói, ta không thể nào làm được”.
Thế nhưng, thứ tình cảm mông muội đó phút chốc tan biến ngay, anh nhận ra là mình phải hành động. Chút day dứt, đấu tranh ban đầu nhanh chóng thay thế cho sự phán xét của lý trí.
“Bà De Rênal cúi đầu xuống,… Julien không còn nhận rõ bà như trước nữa, anh bắn vào bà một phát súng và bắn hụt; anh bắn một phát thứ hai, bà ngã gục xuống.”
Hành động bắn bà Renal của Julien diễn ra vô cùng nhanh chóng, chỉ trong vòng ba hồi chuông nhà thờ. Chuông điểm ba tiếng, tiếng chuông quen thuộc của các xóm làng báo hiệu giờ hành lễ, phải chăng cũng là tiếng chuông báo tử, tiếng chuông của tội ác mà Julien chính là thủ phạm.
Có thể nói đây là một hành động tự phát vì muốn bảo vệ cái thứ danh hão của kẻ quý tộc mà trước giờ anh luôn cố gắng, mất bao nhiêu công sức để gầy dựng. Nóng vội trong quyết định và phán xét con người, vứt bỏ cả thứ tình yêu say đắm một thời với bà Renal, chính Julien cũng cảm thấy thẫn thờ sau hành động của mình. Trong khi mọi người sợ hãi, trốn chạy, anh ta chỉ biết im lặng.
“Julien đứng yên lặng, anh không trông thấy gì nữa. Khi anh hơi định thần lại, anh thấy các tín đồ chạy trốn ra khỏi nhà thờ,…”.
Ban đầu, Julien tỏ ra là người chủ động trong quyết định, hành động của mình, nhưng đến lúc cuối cùng thì chính anh lại là kẻ hoàn toàn bị động. Julien bắn bà Renal gục ngã nhưng chính anh mới là người bị ngã gục.  “Julien bèn lững thững đi theo vài người đàn bà vừa chạy đi vừa kêu gào. Một người đàn bà muốn chạy mau hơn những người khác, xô phải anh rất mạnh, anh ngã, hai chân anh mắc vào một chiếc ghế  dựa bị đám đông xô ngã lăn kềnh…”
Anh mắc kẹt trong đám đông hỗn loạn, từ vị trí là thủ phạm, Julien trở thành nạn nhân, và cuối cùng thì bị bắt và đưa vào đề lao.
“Khi nhỏm dậy, anh thấy cổ anh bị bóp chặt, đó là một viên tuần cảnh mặc lễ phục đến bắt anh. Theo phản xạ, Julien định sử dụng những khẩu súng nhỏ của anh nhưng một viên tuần cảnh thứ hai nắm lấy hai cánh tay anh.”
Hành động bắn bà Renal với mục đích kết thúc những lời tố cáo nhưng cũng từ đây cuộc đời Julien bước sang một trang mới với những tháng ngày u tối trong nhà ngục. Cánh cửa cuộc đời quý tộc giàu sang của Julien vừa mở ra thoáng chốc đã vội đóng sập lại.
“ Người ta vào một gian buồng, người ta cùm hai tay anh lại, người ta để anh ở đó một mình. Cánh cửa đóng lại khóa hai vòng; tất cả những cái đó được làm rất nhanh và anh không cảm biết gì hết.”
Trong cơn tuyệt vọng, Julien suy nghĩ:
“Thôi thế là hết. Anh nói to khi hồi tỉnh lại; Phải rồi, mười lăm ngày nữa, là máy chém… hoặc tự sát trong khoảng thời gian đó”.
Nỗi ám ảnh cái chết đeo bám con người Julien và “ cảm thấy đầu óc như bị bóp chặt một cách dữ dội”.
Thời gian ở trong nhà giam là khoảng thời gian có nhiều biến chuyển nội tâm trong Julien nhất. Chàng từ một con người có tham vọng đổi đời đã ngộ ra điều ý nghiã nhất trong cuộc đời mình là gì.
Julien mơ màng, đắm chìm trong những lí tưởng và chối bỏ thực tai. Liệu có phải đó là nỗi đau bị phản bội hay không? Chàng đã bắn súng vào De Rênal như một cách trả thù hay vì đau xót khi bị phản bội? Julien có động cơ nhưng chàng cũng không hiểu rõ lí do sâu xa trong lòng mình. Vì vậy, chàng  không còn nghĩ đến những gì sắp xảy đến với chàng nữa. Nhận tội trong nhà giam mà chẳng mảy may sợ hãi. Chàng không hề chối tội mà bình thản nói với trạng sư: “Tôi đã phạm tội cố sát, …, tôi đã mua súng và bảo nạp đạn sẵn ở nhà ông mỗ, người bán võ khí. Điều 1342 của Hình Luật nói rõ ràng, tôi đáng tội chết và tôi chờ đợi tử hình”. Rõ ràng từ trong lời nói đã bộc lộ một cách vô tình hay cố ý, mọi chi tiết buộc tội Julien, và hơn nữa là khép vào tội rất nặng: “tử hình”. Bởi lẽ, chàng đã nhận tội cố sát, một hành động xảy ra có chủ đích, và chàng đã nhấn mạnh chi tiết đó đến mức khai rằng chàng đã mua súng như thế nào. Và chi tiết đẩy tội trạng của chàng lên cao hơn nữa, chính là chi tiết chàng nêu ra điều 1342 của Hình Luật. Julien không chỉ là một con người thông minh, mà hơn nữa, chàng còn rất am hiểu luật. Chờ đợi cái chết đến như một điều tất yếu, và chẳng ân hận vì những gì đã làm. Julien đang nghĩ gì? Chàng nghĩ bà De Rênal chết rồi, và chàng sống có ích gì nữa chăng? Thời điểm này, Stendhal rất tinh tế khi cho Julien tự buộc tội mình ngay từ ban đầu, mà chính chàng cũng không hiểu rõ vì sao mình lại làm như vậy. Như một cách vô thức dẫn dụ người đọc đến với một Julien sau đó, đầy sáng suốt về tư tưởng khi chàng đã tỉnh thức những u mê trong hồn.
Sau khi viết thư cho Mathidle thì mọi tâm tư Julien đã biến chuyển. “Sau khi bức thư đi rồi, Julien, hơi tỉnh trí, lần đầu tiên cảm thấy rất mực đau khổ”. Đau khổ. Julien đau khổ vì gì? Liệu có phải vì phát súng bắn vào De Rênal? Hay đau khổ vì sẽ chẳng còn gặp lại Mathidle nữa (vì trong thư chàng đã yêu cầu Mathidle không được đến thăm chàng)? Rõ ràng không phải vì Mathidle, người con gái mà chàng yêu mê đắm hai tháng trước, người con gái kiêu ngạo đài các của Paris. “Khi anh đã trông rõ tâm hồn anh rồi, và sự thật hiện lên trước mắt anh rõ ràng cũng như một trong những cái cột của nhà giam, anh nghĩ đến sự hối hận.” Từ đau khổ đến hối hận, con người bên trong Julien bắt đầu thức tỉnh. Chàng  hối hận vì đã bắn bà De Rênal, và chàng đau khổ khi chàng hiểu ra rằng điều mà chàng tìm kiếm là sự thật. Sự thật là chàng không yêu Mathidle mà người chàng yêu chính là De Rênal, người mà chàng coi như mẹ. Sự thật là chàng chán ghét những mưu đồ, những hào nhoáng của xã hội thượng lưu mà chàng từng mong bước vào. Cái sự thật đó nghiệt ngã đến mức nó nằm ngay trong chính tâm hồn chàng vậy mà chàng không nhận ra.
Julien trở nên lạnh nhạt với Mathidle. Chàng hiểu rằng tình yêu của chàng không dành cho nàng mà dành cho vị phu nhân dịu dàng và cam chịu kia, bà De Rênal.  Ở trong ngục, Julien không còn thiết gì đến thế sự và Mathidle, chàng chỉ nghĩ đến bà De Rênal và vui mừng xiết bao khi biết rằng phát súng của chàng không đủ sức lấy mạng bà. “Sự tham vọng đã chết trong lòng anh, một mối tình nồng nhiệt khác nảy nở từ đống tro tàn của nó, anh gọi đó là lòng hối hận vì đã ám sát bà De Rênal”.
Trong khi nhận ra tình yêu của mình dành cho De Rênal thì cũng là lúc Julien dửng dưng Mathidle của chàng, “một mối tình cuồng nhiệt đến vậy, mà ta là đối tượng thế mà chả làm cho lòng ta mảy may cảm động! mà hai tháng trước đây, ta say mê nàng biết bao! Đành rằng ta có đọc sách, thấy rằng đến gần cái chết thì người ta thờ ơ với hết thảy, nhưng thật là kinh khủng khi tự cảm thấy mình bội bạc mà không làm sao thay đổi được”. Có thật sự là như thế không, khi trước cái chết, Julien chỉ nghĩ đến De Rênal và chỉ muốn gặp bà. Suốt khoảng thời gian trong nhà giam, trừ những lúc gặp De Rênal, ngoài ra chàng chỉ còn biết sống cho riêng mình, sống trong thế giới của mình, với lí tưởng và tinh yêu của mình. “Thực sự, anh yêu bà mê mẩn. Anh thấy sung sướng lạ thường khi tuyệt đối một mình một bóng, và không sợ có ai đến quấy rối, anh được dốc lòng tưởng nhớ những ngày hạnh phúc anh đã được sống ngày xưa ở Verie hay ở Vergy. Mỗi sự kiện nhỏ nhặt của những thời đã vút bay quá nhanh chóng đó, đối với anh đều có một vẻ tươi tắn và một vẻ mê ly không sao cưỡng nổi. Anh không hề nghĩ đến những thắng lợi của anh ở Paris; anh chán những trò ấy lắm rồi”.
Julien bây giờ chỉ còn lí tưởng và tình yêu. Chàng đã quá sợ cái giả dối của thực tại, nó đầy rẫy những bộ mặt nạ gian xảo. Chỉ có tình yêu của chàng, lí tưởng của chàng mới là sự thật. “Ta đã yêu sự thật. Nó ở đâu? Đâu đâu cũng là giảo quyệt, hay ít ra cũng là bịp bợm, ngay cả ở những người đạo đức nhất, ngay cả ở những người quyền thế nhất; và đôi môi của anh hiện ngay ra một nét kinh tởm… Không, con người không thể tin cậy ở con người được.” Vì chán ghét thực tại, vì quá kinh tởm bộ mặt gớm ghiếc của xã hội, Julien chẳng còn thiết đến việc sống chết nữa. Chàng hoàn toàn rơi mình vào tình yêu, mặc kệ  Mathidle  cất công chạy khắp các cửa quyền để tìm cách xóa tội cho chàng, mặc cho De Rênal tìm cách bảo vệ chàng, Julien nhất quyết không chống án. Chàng chán ghét những mưu mô, hờ hững với những toan tính của Mathidle.
Có thể thấy nhà giam đối với Julien không phải chố ngục tù, mà nó là nơi để chàng tĩnh tâm, để chàng có dịp đối diện với chính mình. Giữa nơi giao hòa ánh sáng và bóng tối, con người hiện ra hai nửa. Julien đã để cho hai nửa tình yêu và tham vọng đấu tranh trong nhau, có lúc tưởng là con người tham vọng đã chiến thắng, thế nhưng trong thời khắc này, chỉ con người của tình yêu mới vực chàng ra khỏi thực tại đau khổ. Julien đã bật khóc khi gặp lại De Rênal, như một sự ân hận, nỗi đau khổ từ đấy mà bộc lộ. Julien, dù vẻ ngoài lạnh lùng nhưng vẫn mang trái tim của một người yêu và hận hết lòng.
Stendhal hết sức tài tình khi xây dựng Julien là một nhân vật nội tâm. Những suy nghĩ của chàng, dù nhỏ nhặt đến mấy đều thể hiện một sự quan sát và nắm bắt hết sức tinh vi từ phía tác giả. Bằng những lời độc thoại nội tâm, nhân vật Julien của chúng ta được xây dựng hết sức phức tạp và có chiều sâu, khiến cho người đọc không thể nào đoán trước được nhân vật này, cũng như gây sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Julien trước tòa và trước lúc hành hình
Nguyên nhân mà Julien đang sắp thực hiện ước muốn của mình là bước lên giai cấp quý tộc thì chàng lại phải vào tù và bị kết án tử hình.
Sau khi Mathilde có thai thì nàng nhất quyết ép cha mình để được cưới Julien, tuy nhiên hầu tước De La Mode không dễ dàng chấp nhận gả con gái mình cho một anh thầy dòng quèn như Julien. Ông nghĩ ra cách tặng tiền và nhà cho Julien, ngoài ra ông còn phong cho Julien làm sĩ quan và tặng cho chàng một cái tên thật quý phái để Julien xứng làm con rể của ông. Mọi chuyện đáng lẽ ra sẩy ra như đúng dự tính cho đến khi hầu tước De La Mode nhận được bức thư của bà De Rênal cực lực tố cáo Julien và phản đối đám cưới của chàng.
Qúa tức giận Julien đã đến tìm bà De Rênal để trả thù, chàng tìm thấy bà De Rênal tại nhà thờ , chàng đã bắn bà De Rênal hai phát. Phát đầu tiên Julien bắn trật, phát thứ hai bắn trúng và Julien đã bị bắt, chàng cứ ngỡ bà De Rênal đã chết nên rất ân hận. Tuy nhiên chàng rất vui mừng khi nghe tin bà De Rê nal không chết nhưng ngược lại chàng lại cảm thấy có lỗi trước sự tận tình của nàng Mathilde ,chính nàng đã lần mò vào nhà giam đút tiền cho nhân viên hữu trách để chàng được tha bỗng.
Trước tòa Julien tỏ ra rất ung dung chàng bác ỏ tất cả lời bào chữa của luật sư để giảm án cho chàng. Tại đây mọi mâu thuẫn trong con người chàng đã được giải quyết, chàng quả quyết cho dù tội của chàng nhẹ hơn chàng cũng xin phép tòa khép chàng vào tội một tên nhà quê cố ngoi lên địa vị hèn kém của mình. Cái hay của nhà văn Stendhal đã miêu tả tâm lý nhân vật Julien trong mối quan hệ trong xã hội là rất hay, để tồn tại trong cái xã hội mà tầng lớp nghèo hèn sẽ không bao giờ ngóc đầu lên nỗi, từ trước đến nay Julien luôn mang trong mình những toan tính, lợi dụng tình yêu chân thành của bà De Rênal để thực hiện ước muốn của mình, cái hay là Stendhal đã miêu tả xuất sắc tâm lý của Julien trước tòa, chàng ung dung nói lên quan điểm của mình mà không hề sợ sệt cái quyền lực kia mà những tháng năm trước chàng đã cố ngoi lên bằng những thủ đoạn của mình.
Sau khi nghe tòa tuyên án thì chàng rất thản nhiên và bình tĩnh. Tại sao một con người sắp đối diện với cái chết lại bình tĩnh một cách lạ lùng, phải chăng bản thân Julien nhận ra rằng chàng đã thất bại một cách bi đát, hay nhận ra rằng mình đã sai, sai lầm một cách trầm trọng khi nghĩ rằng có thể thoái khỏi thân phận của mình khi tồn tại trong một xã hội chỉ giai cấp quý tộc, mục sư mới có quyền lực trong.
 Bà De Rênal tuy bị Julien bắn nhưng bà không chết, ngược lại khi nghe tin Julien bị kết án bà đã hết sức thuyết phục chàng kháng án, tâm lý Julien đã bước sang một giai đoạn khác, vừa vui mừng vừa lo âu. Vui vì nhận ra rằng bà De Rê nal là người thực sự yêu chàng chân thành, tha thiết, trong khi đó Mathilde lại lồng lộn lên vì ghen tức, Julien không biết phải xử trí ra sao. Buồn vì chàng sắp phải chết, mặc dù nghe bà De Rênal kháng cáo nhưng bị thất bại, tâm trạng cảm xúc lẫn lộn trong tâm trí chàng ,không giống như lúc trước tòa tâm hồn của Julien cảm thấy thanh thản vì từ lúc bắt đầu đi làm gia sư trong nhà ông De Rênal trong chàng lúc nào cũng chỉ có những tính toán, chưa một lần tâm hồn chàng được nghỉ ngơi, hưởng thụ những niềm vui nhỏ nhoi của cuộc sống, những tháng ngày của chàng tràn ngập những mâu thuaamx vì có lúc chàng nghĩ rằng mình vẫn yêu bà De Rênal thật long .
Chuẩn bị bị hành hình thì Julien vẫn bước lên đoạn đầu đài một cách ung dung, không hề sợ hãi, có lẽ trong Julien lúc này không còn cảm xúc nào nữa rồi, chàng đón nhận cái chết như chờ đợi một điều tuyệt vời, có lẽ đối với một số người thì đây là cái kết bi, nhưng cũng có thể Stendhal đã cho nhân vật mình ra đi một cách thanh thản,không vướng bận, không phải đau khổ tiếp tục những mâu thuẫn trong chính bản thân chàng, để chàng nhận ra sai lầm của mình cũng như thức tỉnh tầng lớp tri thức trẻ của Pháp lúc bấy giờ.
III.            Tổng kết
Đỏ và Đen là tác phẩm được viết lên từ sự thật dưới tầm bao quát thời đại rộng lớn cùng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật có chiều sâu dưới ngòi bút của Stendhal. Stendhal miêu tả tâm lý nhân vật Julien qua những lời độc thoại nội tâm xuyên suốt tác phẩm, qua đó tác giả phơi bày sự dằn vặt, giằng xé, mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật để từ đó dần khẳng định tính cách và tư tưởng của Julien.

Stendhal còn khéo léo trong việc xây dựng những tính huống tâm lý, những cuộc đối thoại để từ đó bộc lộ hết tính cách và những chuyển biến tâm lý của nhân vật. Những phát triển tâm lý của Julien trong tác phẩm tuân theo quy luật thời gian và không gian, ở từng giai đoạn cuộc đời và từng không gian sống mà Stendhal cho nhân vật của mình có suy nghĩ riêng, mặc dù Julien có những trạng thái tâm lý trái ngược nhau, đôi khi vô cùng mâu thuẫn nhưng nhìn chung rất gần gũi, chân thật, sát với tâm lý con người. Qua nhân vật Julien trong Đỏ và Đen, có thể thấy Stendhal có cái nhìn sâu rộng về cuộc đời cùng tài năng sáng tạo nghệ thuật vượt bậc, thể hiện rõ nét nhất ở nghệ thuật miêu tả tâm lý của ông. 

* Bài thuyết trình lớp Văn k2011
Khoa Văn học và Ngôn ngữ
Trường ĐH KHXH&NV, Tp HCM


> Bài viết đước đăng 19/4/2014
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét