DÀN
Ý
1.
Khái quát về tác giả và tác phẩm
1.1.
Tác giả
1.2.
Tác phẩm
2.
Lớp từ vựng khẩu ngữ trong tiểu phẩm Lê Hoàng
2.1.
Định nghĩa phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
2.2.
Đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
2.3.
Đặc điểm từ vựng khẩu ngữ qua tiểu phẩm Lê Hoàng
3.
Phân tích tiểu phẩm Thư của trứng gà gửi
chứng khoán của Lê Hoàng
3.1.
Từ ngữ
3.2.
Cú pháp
3.3.
Biện pháp tu từ
4.
Kết luận
***
1.
Khái
quát tác giả và tác phẩm
1.1.
Tác giả
Lê Hoàng (20/01/1956) Hà Nội. Ông từng
là sinh viên của trường Đại học Xây dựng Hà Nội nhưng sau chuyển sang Đại học
Sân khấu Điện ảnh, tốt nghiệp khoa Quay phim.Năm 1982, ông vào TP Hồ Chí Minh cộng
tác tại hãng phim Giải phóng.
Thập niên 1980, Lê Hoàng viết một số
kịch bản như: Tôi chờ ông đạo diễn
(1985), Ngụ ngôn năm 2000 (1986) mờ
nhạt, chưa tạo được sự chú ý.
Thập niên 1990, Lê Hoàng đã chứng
minh là một trong những đạo diễn xử lí xuất sắc kịch bản với những bộ phim mang
tính nghệ thuật nghiêm túc như: Lương tâm
bé bỏng, Lưỡi dao, Ai xuôi vạn lí, Chiếc chìa khóa vàng… đã đoạt nhiều giải
thưởng uy tín trong và ngoài nước.
Năm 2003, bộ phim Gái nhảy do hãng phim Giải Phỏng sản xuất
của Lê Hoàng trở thành phim ăn khách nhất, thành công về mặt giải trí. Tuy
nhiên được báo chí và giới phê bình đánh giá bộ phim yếu kém về nghệ thuật, sử
dụng các yếu tố câu khách: xã hội đen, vũ nữ, mại dâm, tình dục, ma túy...
Không dừng lại với vai trò đạo diễn,
Lê Hoàng còn được công chúng biết đến với bút danh Lê Thị Liên Hoan (tên vợ ông).
Với bút danh này ông đã “tung hoành” trong giới báo chí qua các tờ báo lớn như:
An ninh thế giới, Tuổi trẻ cười, Thanh niên, Thể thao văn hóa, Phụ nữ Hồ Chí
Minh...Đến đây, Lê Hoàng đã thật sự khẳng định tài năng của mình với vai trò mới
là một nhà báo.
1.2.
Tác phẩm
Là một đạo diễn tài năng, Lê Hoàng
có cái nhìn sắc sảo cuộc sống và ngòi bút sắc bén của một nhà báo.Những tác phẩm
của ông luôn mới mẻ, phong phú về đề tài và có một cá tính rất riêng không lẫn
vào đâu được.Lê Hoàng sáng tác nhiều tiểu phẩm với nội dung, đối tượng khác
nhau như: Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí,
Thư của trứng gà gửi cho trúng khoáng, Những kiểu yêu trên thế giới, Hai mươi
lý do để không lấy chồng, Thư của chàng trai ngũ tuần gửi hai nàng, Giáo sư tiến
sĩ, Phỏng vấn một anh hề, Phỏng vấn
vua hề Sạc – lô, Sự tích xe hoa, Phỏng vấn cụ rùa, Phỏng vấn con bò…Hầu hết
các tiểu phẩm đều mang tính ngoa dụ và trào
phúng.
2. Lớp từ vựng khẩu ngữ trong tiểu phẩm
Lê Hoàng
2.1.
Định nghĩa phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt
Phong
cách sinh hoạt hằng ngày là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn (văn
bản) trong đó thể hiện vai của người
tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. Đó là vai của người ông, người bà, vai của bố, mẹ, con… tất cả những ai với
tư cách cá nhân trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người khác.
Phong
cách sinh hoạt được chia ra hai biến thể:
-
Sinh hoạt hằng ngày tự nhiên: Mang tính chất tự nhiên, thoải mái và do đó
nó trở nên sinh động, thân mật, gần gũi. Mối quan hệ vai bằng nhau giữa hai người
đối thoại, trong hoàn cảnh không theo quy chuẩn, nghi thức, có thể dùng những từ
thô tục, thông tục.
-
Sinh hoạt hằng ngày văn hóa: Được hình
thành do yêu cầu của một xã hội có trình độ văn hóa cao. Dùng trong hoàn cảnh
theo nghi thức, trong tình thế vai bằng nhau, vai không bằng nhau của các người
giao tiếp, tuân theo những quy tắc xã giao, ứng xử tối thiểu.
2.2. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong sinh hoạt
Phong
cách sinh hoạt hằng ngày thiên về những chi tiết riêng, cụ thể, sinh động, bộc
lộ rõ rệt tình cảm, thái độ hơn là những chi tiết chung chung, trừu tượng,
trung lập,…
Những
đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :
-
Tính cá thể: Thể hiện ở vẻ riêng của
ngôn ngữ mỗi người khi trao đổi, trò chuyện, tâm sự với người khác.
-
Tính cụ thể: Tránh lối nói trừu tượng,
chung chung, thích lối nói cụ thể, nổi bật làm cho sự vật không phải chỉ được gọi
tên mà còn được hiện lên với những hình ảnh, âm thanh rõ rệt.
-
Tính cảm xúc: Truyền đạt những tư tưởng,
tình cảm hết sức phong phú, đa dạng của con người. Thái độ, tình cảm, cảm xúc
làm thành nội dung biểu hiện bổ sung của lời nói, giúp người nghe có thể hiểu
nhanh chóng, hiểu sâu sắc nội dung cơ bản và nhất là mục đích, ý nghĩa của lời
nói.
2.3.
Đặc điểm từ vựng khẩu ngữ qua tiểu phẩm Lê Hoàng
2.3.1.
Từ ngữ.
Từ
ngữ trong phong cách sinh hoạt rất đa dạng thường mang những đặc điểm riêng:
-
Từ ngữ trong phong cách sinh hoạt luôn
mang tính cụ thể, giàu hình ảnh.
-
Sử dụng nhiều từ ngữ với nhiều sắc thái
tình cảm khác nhau.
-
Sử dụng từ cổ, từ địa phương, tiếng
lóng, từ mới,…
Lớp từ ngữ bình dân, giản dị cũng
được Lê Hoàng vận dụng một cách sáng tạo trong các tiểu phẩm của mình. Những từ
ngữ vừa mang tính tượng hình, tượng thanh, vừa diễn tả được tâm trạng tình cảm
của nhân vật:
-
Phỏng
vấn một chiếc máy bay: gờn gợn, lục lọi, thiêng liêng sất,…
-
Thư
của bồ nhí gửi cho bà vợ: ù té, còm nhom, chạy tót, sểnh mắt,
xỉa xói,…
-
Phỏng
vấn cụ rùa: nổi như cồn, kẹt xe, kiêu kỳ,…
Ví dụ:
“Cụ Rùa: Tất nhiên là tôi vui. Tôi không phải hoa hậu,
không phải người mẫu, không có ảnh nóng để lộ mà hiện tại tôi nổi như cồn,
không vui sao được.”
(Phỏng vấn cụ
rùa)
Ví dụ:
“Nếu bà thứ nhất sểnh ra lại chạy tót sang hàng xóm,
nghe thiên hạ kể về chồng thiên hạ, sau đó tự khai báo về chồng mình, thì bà thứ
hai sểnh mắt ra là phóng thẳng tới quán cà phê, nghe thứ nhạc cả thiên hạ nghe
tuy chả đứa nào hiểu được câu nào.”
(Thư của bồ
nhí gửi cho bà vợ)
Lê Hoàngđã vận dụng lời nói sinh hoạt
thường ngày một cách gần gũi, thân quen để xây dựng ngôn từ trong tiểu phẩm của
mình một cách khéo léo tạo phong cách riêng. Điều đó không chỉ góp phần thư
giãn, giải trí cho công chúng mà còn thoả mãn cả thông tin về đời sống xã hội.
-
Thư
của bồ nhí gửi cho bà vợ: vẹo người, cong môi, đã đào, đã
cuốc, nổ mìn, sổng chuồng,…
-
Sự
tích xe hoa: xe kết bằng lông gà hay cưỡi ngựa, cưỡi
dê, cưỡi sư tử, chạy chân đất, chim rô ti, chim xối mỡ,…
-
Phỏng
vấn con bò: Dốt như bò, cười bò, nói thẳng ruột bò,…
Ví dụ:
“Em biết chớp chớp mắt.Em biết ngồi gần ông mà lại vẹo người.Em biết đánh vào
lưng ông, hay đánh ở chỗ thấp hơn, vừa đánh vừa cong môi nhìn đi chỗ khác. Em
biết hét lên khi thấy con sâu và ù té chạy khi gặp con thằn lằn.”
“Và, quan trọng nhất, thưa bà, da em trắng, eo em nhỏ,
môi em đỏ và chân em chả khác chân dài. Em mặc váy hồng, em thắt nơ xanh và em
dùng dầu thơm của Pháp.”
(Thư của bồ
nhí gửi cho bà vợ)
2.3.2.
Cú pháp
Thường dùng những
câu có kết cấu tỉnh lược (có trường hợp được tỉnh lược tối đa). Sử dụng những
câu cảm thán, câu hỏi, câu nói trực tiếp, câu đưa đẩy phù hợp với từng tình huống
cụ thể.
Do đối thoại trực
tiếp và ngữ cảnh đối đáp, cho phép người sử dụng các hình thức tỉnh lược thành
phần cú pháp.
-
Phỏng
vấn một cảnh sát giao thông: lối hỏi đưa đẩy và tháo nút của
Lê Hoàng dùng rất tinh tế và khéo léo. Tác giảmượn lời của người cảnh sát để
đưa ra giải pháp, đó là lối nói trực diện, tấn công trực diện qua sự thẳng thắn
của người trả lời.
Ví dụ:
“Cảnh sát: … khi có vi phạm thì việc
đầu tiên phải nhận lỗi và nhận xử lý kỷ luật, có thế mới làm trong sạch đạo đức,
làm cho công bằng trong thi đấu và làm cương quyết tính răn đe.”
“Phóng viên: Thưa anh, tình trạng
giao thông của chúng ta như thế nào?
Cảnh sát: Như thế nào thì chắc mọi
người đã biết.
Phóng viên: Có nghĩa là không tốt?
Cảnh sát: Phải”
(Phỏng vấn một cảnh sát giao thông)
Ví dụ:
“Phóng viên: Ừ, nghe anh nói, nghĩ
lại cũng đúng thật. Chó giữ nhà cho ta, đi săn cùng ta, lên phòng thí nghiệm,
lên vũ trụ và…
Mèo: Lên mâm.
Phóng viên: Đúng. Lên mâm.Không còn
nghi ngờ gì nữa, công lao của chó thực to lớn.”
(Phỏng vấn con mèo)
2.3.3.
Biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ
là lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ thích hợp, sắp xếp và tổ chức các phương
tiện đó theo những cách thức nhất định để diễn tả được cái tinh tế, phức tạp,
muôn màu muôn vẻ của đời sống vật chất và tinh thần nhằm biểu đạt ý nghĩa của
ngôn ngữ đến một cách cao nhất. Biện pháp tu từ còn nói đến cách sử dụng ngôn
ngữ để tạo ra hiệu quả tu từ.
Như vậy ngôn ngữ
sinh hoạt hay dùng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ….
cho nên rất dễ hiểu và tạo được sự thu hút ở người nghe, các tiểu phẩm của Lê
Hoàng cũng được ông khai thác sử dụng tối đa hiệu quả các biện pháp tu từ như
so sánh, ẩn dụ, ngoa dụ, liệt kê, châm biếm trong tiểu phẩm và đã phát huy được
nhiều thế mạnh tạo nên sự lôi quấn đối với độc giả một cách mạnh mẽ.
Biện
pháp tu từ so sánh:
-
Tiểu phẩm Sự tích xe hoa “nếu áo không làm nên thầy tu thì xe cũng chả làm ra
hạnh phúc”,…
-
Tiểu phẩm thế là xong “nón bày la liệt như dưa hấu đêm ba mươi”, “nón treo la liệt như lá mùa thu”, nón xòe ra
như chiếc dù”,…
-
Tiểu phẩm thư của bà vợ gửi cho bồ nhí “ lão là cái mỏ”
Ví dụ:
“nón bày la liệt như dưa hấu đêm ba mươi” hay “nón treo la liệt như lá mùa
thu”, nón xòe ra như chiếc dù”,…
( Thế là xong)
Biện
pháp tu từ nhân hóa:
-
Tiểu phẩm phỏng vấn con bò,
-
Tiểu phẩm thư của trứng gà gửi cho chứng khoán,
-
Tiểu phẩm phỏng vấn con mèo,
-
Tiểu phẩm phỏng vấn cụ rùa,
Ví dụ:
“ Thưa anh mèo, điều gì khiến anh thấy thú vị nhất trong năm nay?”
(phỏng vấn con mèo)
“Tôi là Trứng gà.Cái tên ấy có thể
không ý nghĩa gì lắm trong cuộc sống hôm nay. Giá như tôi là Henri Gà, Philíp
Gà hoặc hay hơn nữa, Lêonacdo Đicapriô Gà, Củng Gà hay Chương Tử Gà chắc chắn sẽ
được chú ý hơn. Nhưng tôi trung thực. Tôi không lai căng và không ăn theo tên
tuổi ai cả”.
(thư của trứng gà gửi cho chứng khoán)
Biện pháp tu từ ẩn dụ:
-
Tiểu
phẩm thư trứng gà gửi cho chứng khoán:
“nâng như nâng trứng”, “mấy ngàn người ăn chứng khoán”,
Ví
dụ: “Thiên hạ vẫn nói
“nâng như nâng trứng” nhưng là để chỉ các cô hoa hậu chứ không phải chỉ tôi.”
(thư của trứng gà gửi cho chứng khoán)
Biện pháp tu từ ngoa dụ, phóng đại:
-
Tiểu
phẩm thế là xong,
-
Tiểu
phẩm công nghệ siêu mỏng,
-
Tiểu
phẩm những kiểu yêu trên thế giới, …
Ví
dụ: “những chiếc tivi
mỏng treo lên và sẵn sàng lay động trước gió”, …“chiếc tivi có thể gấp lại và mở
rộng ra như một tờ giấy báo”
(công nghệ siêu mỏng)
Biện pháp tu từ liệt kê, điệp ngữ:
-
Tiểu
phẩm phỏng vấn con mèo,
-
Tiểu
phẩm phỏng vấn cụ rùa,
-
Tiểu
phẩm phỏng vấn vua hề Sac-lô,
-
Tiểu
phẩm các kiểu yêu trên thế giới,
-
Tiểu
phẩm thế là xong,
-
Tiểu
phẩm công nghệ siêu mỏng,…
Ví
dụ:
“quyết
định đã ban ra, báo đã đăng, ti vi đã công bố, vợ đã cằn nhằn, bệnh viện đã đay
nghiến, nhà thuốc đã buồn rầu”, để mô tả loại nón bảo hiểu thì “to có, nhỏ có,
chẳng ra to, chẳng ra nhỏ cũng có. Màu xanh, màu đỏ, màu khoai lang…, và đương
nhiên cũng có cả màu mắm tép. Nhãn hiệu thì khắp thế giới của Trung Quốc, của
Nhật Bản, của Đài Loan, và cả vương quốc Abara nghe đâu có thủ đô là Ma Rốc, chế
tạo thì vô cùng phong phú: nón bằng sắt, nón bằng nhựa, nón bằng thủy tinh, và
hình như có cả nón bằng bánh tráng.” Để miêu tả ngoại hình của các cô bán hàng
thì “cô thì trắng, cô thì cao, cô thì vừa trắng vừa cao, vừa cười tươi vừa xinh
đẹp”….
( Thế là xong)
Biện pháp tu từ châm biếm, đả kích:
-
Tiểu
phẩm phỏng vấn con mèo,
-
Tiểu
phẩm phỏng vấn cụ rùa,
-
Tiểu
phẩm phỏng vấn vua hề Sac-lô,
-
Tiểu
phẩm các kiểu yêu trên thế giới,
-
Tiểu
phẩm thế là xong,
-
Tiểu
phẩm công nghệ siêu mỏng,
-
Tiểu
phẩm thư của bồ nhí gửi cho bà vợ và thư
của bà vợ gửi cho bồ nhí,…
Ví
dụ:
“Ở
nước Pháp khi cùng người yêu ra bờ biển thì đàn ông thường ngồi trên bờ nhìn cô
gái tắm và viện cớ không biết bơi” khi có cá mập đến thì “đàn ông Pháp không nhảy
xuống mà chỉ đứng trên bờ và đọc cho con cá nghe bài thơ ca ngợi về phái đẹp”
nước Ý thì tình yêu được nảy sinh nhờ lúc xe ves-pa của hai người bị hư nên “
khắp nước Ý đi đâu cũng gặp của hàng cho
thuê xe hư”, phụ nữ ý nóng tính nên khi rủ bạn trai đi chơi mà không đi thì
“túm tóc kéo đi ngay nên trai tráng nào cũng tóc xoăn” khi cùng đi siêu thị thì
“ đàn ông Ý xách đồ, đàn bà Ý xách đàn ông nên hầu như chẳng bao giờ xảy ra mất
cắp”…với người Tây Ban Nha thì đàn ông khi gặp cướp “không bao giờ gọi cảnh sát
mà chỉ gọi mẹ vợ”, còn khi hai vợ chồng cãi nhau thì họ mở nhạc còn người đi đường
thì dừng lại để khiêu vũ nên “gia đình càng bất hòa thì thành phố càng nhiều lễ
hội” còn người Đức thì sống kỉ luật nên khi trai gái yêu nhau đều phải lên lịch
trước hai năm và “vì thế nhiều cặp cãi nhau vẫn phải đi bên nhau vì chi phí cho
chuyến đi đã thanh toán trước cả rồi”. “khi xảy ra hỏa hoạn phụ nữ Đức sẽ cứu
con mèo sau đó cứu ông chồng”
(Những kiểu yêu trên thế giới)
Như vậy sau khi khảo sát một số tiểu phẩm của Lê hoàng ta
có thể thấy tác giả thường xuyên sử dụng các biện pháp tu từ vào tiểu phẩm của
mình, mà cụ thể các biện pháp tu từ như nhân hóa, ngoa dụ, phóng đại và châm biếm,
liệt kê… thường xuyên được tác giả sử dụng, vì vậy các tiểu phẩm của Lê Hoàng
có một sức lôi quấn của yếu tố hài hước nhằm châm biếm, chế giễu, đả kích và biểu
đạt một cách sâu sắc một số vấn đề nóng bỏng trong xã hội đến người đọc...
3.
Phân tích tiểu phẩm Thư của trứng gà gửi
chứng khoán.
Để làm rõ những đặc điểm ngôn từ trong tiểu phẩm của Lê
Hoàng, nhóm tiến hành khảo sát tiểu phẩm Thư
của trứng gà gửi chứng khoán của Lê Hoàng, trong đó tập trung vào ba phương
diện sau:
§ Từ
ngữ
§ Cú
pháp
§ Biện
pháp tu từ
3.1.
Về từ ngữ:
Lê
Hoàng là một cây bút mạnh về từ ngữ.Các tiểu phẩm báo chí của ông thể hiện một
khả năng vận dụng từ ngữ sắc sảo, thông minh.Hệ thống từ vựng trong Thư của trứng gà gửi chứng khoán là một
minh chứng cho sự nhạy bén về mặt ngôn từ của tác giả.
Cách
vận dụng từ đồng âm là một phương diện đáng nói trong Thư của trứng gà gửi chứng khoán.Từ cặp từ đồng âm này, độc giả có
nhiều sự liên tưởng và có hứng thú hơn với vấn đề được đặt ra trong văn bản.Như
vậy, ngay từ nhan đề, tác giả đã có được một sự thành công trong việc vận dụng
từ ngữ.
Cách
viết hoa hai đối tượng được nói tới
trong bài là Trứng Gà và Chứng Khoán cũng là một điều thú vị của tác phẩm. Bằng
việc viết hoa này, Lê Hoàng đã nhân cách hoá hai đối tượng, biến hai từ chỉ sự
vật thường được dùng với tư cách là danh từ chung thành hai từ chỉ chủ thể - với
tư cách là danh từ riêng.
Tác
giả sử dụng những từ ngữ hô đáp như: Này,
Hỡi,…cùng dấu chấm cảm (!) ở cuối câu, tạo nên tính nhịp độ cho văn bản,
thu hút sự chú ý của người đọc. Nếu để ý kỹ, sẽ thấy vị trí xuất hiện của các từ
này đều được tác giả tính toán kỹ lưỡng: mở đầu văn bản, sau một đoạn dài liệt
kê, gần cuối văn bản.
Ngoài
ra, trong Thư của trứng gà gửi chứng
khoán còn có sự xuất hiện tương đối nhiều các từ/cụm từ mang tính chất liên
kết: trước tiên, đã thế, kể ra như vậy,
và quan trọng nhất, tóm lại, còn anh,vậy thì,…Đây là biểu hiện cho cách viết
logic, hợp lý và nhất quán của tác giả.
3.2.
Về cú pháp
Cú
pháp được sử dụng nhiều và đắt giá trong Thư
của Trứng gà gửi chứng khoán phải kể đến là cấu trúc lặp: từ lặp cấu trúc ở
cấp độ câu đến lặp cấu trúc ở cấp độ đoạn:
1.
-
“Tôi là Trứng Gà.” – “Tôi do Gà đẻ ra.”
2.
-
“Nếu không có trứng gà, tất cả các loại bánh kem, bánh bích quy
hay bánh plan sẽ mất biến.”…
-
“Nếu không có trứng gà cũng không có bột dinh dưỡng, không có món ốp-la,
không có món bột chiên mà bao nhiêu học sinh chờ đợi.”
3.
-
“Thiếu gà, cả thế giới có thể không chết, nhưng tôi tin phải vào bệnh
viện. Vì làm sao thế giới tồn tại khi không có phở gà, khi không có món gà rán,
khi không có nước cốt gà và cháo gà? Và ai sẽ dạy bảo bọn trẻ con nếu tước đi của
cha mẹ chúng cái chổi lông gà, một dụng cụ răn đe đã đi vào huyền thoại?”
-
“Thiếu gà, tất nhiên là thiếu gà trống. Nếu anh có chút thể thao
trong tim (tôi chả tin điều này) anh phải nhớ đội Pháp đã nhờ gà trống mà trở
thành vô địch bóng đá thế giới ít nhất một lần.”
4.
-
“Anh không có hình thù. Không tròn, không chữ nhật, không vuông. Nếu
bảo anh méo mó cũng chả sai, và lúc này, anh chả những méo mó mà còn đang bẹp
dí. Hình thức của anh chẳng gợi lên một vẻ đẹp nào.”
-
“Anh chả nở ra sinh vật gì cả. Dù chim họa mi hay cá voi, dù châu
chấu hay cào cào, những sinh vật làm lung linh hay làm rung chuyển thế giới này
đều chả hề do chứng khoán sinh ra. Cái anh nở duy nhất là tiền nhưng điều đó
ngày càng khả nghi.”
5.
-
“Nếu anh lâm nguy thì cứ để anh lâm nguy. Trong cuộc đời tôi, thiếu
gì những lúc lâm nguy mà tôi vẫn phải tự mình vượt qua, tại sao anh lại đòi hỏi
khác. Nếu anh xuống giá cứ để anh xuống giá, và giá trị của chúng ta là phải do
chúng ta chứ phải đâu do người đến cứu.”
-
“Nếu anh xanh thì anh cứ xanh, và nếu anh đỏ thì anh cứ đỏ. Cả đời
tôi chỉ có lòng trắng và lòng đỏ, tôi có muốn ai nhuộm gì đâu? Tại sao khi anh
đỏ anh lại kêu la như gà, mặc dù anh không phải gà”
Ø Phép
lặp cú pháp như trên đã tạo nên một sự liên kết trong văn bản.
3.3. Về biện pháp tu từ:
Dễ dàng nhận thấy, các tiểu phẩm báo chí của Lê Hoàng
luôn gây ấn tượng mạnh ngay từ nhan đề.Thư
của trứng gà gửi chứng khoán là một tác phẩm điển hình cho phong cách báo
chí của Lê Hoàng. Từ sự bất thường trong cách đặt tiêu đề của tác giả, người đọc
có thể tiên đoán được tính chất hóm hỉnh, hài hước của bài viết (vốn là đặc
trưng trong sáng tác tiểu phẩm của Lê Hoàng).
Theo cách thức thông thường, chủ thể của bức thư được viết
và đối tượng nhận thư phải là người. Tác giả đã làm một cuộc tráo đổi tính chất
của từ ngữ bằng biện pháp nhân hoá, tạo
một sự lạ hoá, gây tò mò, hứng thú đối với độc giả.Từ đây, vấn đề của văn bản
trở nên hấp dẫn và có tính kích thích người đọc hơn.
Song hành cùng phép nhân hoá, phải nhắc đến vai trò đáng
kể của một phép chơi chữ, đó là sử dụng từ
đồng âm trong nhan đề tác phẩm. Từ tính chất đồng âm của cặp từ Trứng
gà - Chứng khoán, tác giả đã làm một phép biến hoá, khiến cho hai đối
tượng vốn khác nhau hoàn toàn về chủng loại lại trở nên tương cận, có tính chất
gần gũi với nhau. Đây có thể xem là trường hợp cụ thể, chứng minh cho khả năng
vận dụng ngôn ngữ linh hoạt và thông minh của tác giả.
Nổi bật trong bài viết là biện pháp so sánh tu từ, được
tác giả sử dụng khá nhuần nhuyễn. Ở đây, phép so sánh không được sử dụng một
cách hiển lộ qua các từ so sánh (tựa, như, giống như, tựa như, hơn,…), mà được
dùng như một mạch ngầm của văn bản, hay nói cách khác là khuyết từ so sánh. Tác
giả dùng phép liệt kê những đặc điểm
của Trứng gà (A), sau đó, lại làm phép
tương phản khi phủ nhận toàn bộ sự có mặt các đặc điểm của Trứng gà trong đối
tượng miêu tả thứ hai là Chứng Khoán (B).
Ta có thể hình dung một mô hình so sánh như sau:
A có các
đặc điểm (*) CÒN B không có các đặc điểm (*)
Và A không có các đặc điểm (*) CÒN B có các đặc điểm (*)
Như vậy, trên cơ sở so sánh, tác giả đã chỉ ra những đặc
trưng của từng chủ thể so sánh, cũng như làm nổi bật sự tương phản giữa hai đối
tượng.
Cũng cần lưu ý một biện pháp tu từ nữa được tác giả sử dụng,
đó là phép lặp.Trong văn bản, Lê
Hoàng nhiều lần sử dụng phép lặp từ ngữ cũng như phép lặp cú pháp.Điều này có
tác dụng nhấn mạnh và làm chắc chắn hơn những luận điểm của tác giả.
4.
Kết
luận.
Phần lớn các tiểu
phẩm của Lê Hoàng đều có giá trị, gây hứng thú và mang tiếng cười cho người đọc.
Đồng thời, trong sáng tác ông thể hiện sự đả kích, trào phúng rất tinh tế,…mang
lại giá trị thẩm mỹ, giáo dục nhân văn sâu sắc. Qua mỗi tiểu phẩm người đọc
nhìn cuộc sống dưới nhiều góc độ khác nhau như: cái nhìn của loài vật trong đó
có con gà (Thư của Trứng gà gửi cho Chứng
Khoán), con mèo (Phỏng vấn con mèo),
con rùa (Phỏng vấn cụ rùa)… hay góc
nhìn từ những tầng lớp xã hội như: ông chồng, bà vợ, bồ nhí(Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí), anh hề(Phỏng vấn của hề Sac- lo),...
Nội dung phong
phú, đa dạng và theo sát hơi thở của đời sống, phản ánh những vấn đề lớn, những
sự kiện quan trọng trong xã hội. Và những vấn đề tuy rất nhỏbé, rất đời thường
cũng được Lê Hoàng đề cập đến.
Ngoài những tiêu chuẩn cơ bản mà một
tiểu phẩm cần có như ngắn gọn, sức thuyết phục, thể hiện góc nhìn của tác giả
thì cái hay của Lê Hoàng đã vận dụng linh hoạt
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vào trong các tiểu phẩm. Ngôn ngữ của tiểu
phẩm là loại ngôn ngữ giàu tính châm biếm, hài hước và sâu cay. Từ ngữ trong tiểu
phẩm của Lê Hoàng rất tự nhiên, cụ thể, giàu sắc thái biểu cảm,…“Giá như tôi là
Henri Gà, Philíp Gà hoặc hay hơn nữa, Lêonacdo Đicapriô Gà, Củng Gà hay Chương
Tử Gà…”(Thư của Trứng gà gửi cho Chứng
Khoán), hay có những sự sáng tạo vượt ra ngoài quy tắc “Vừa lúc ấy thì bà
ngoại từ cửa phi vô như một tia chớp xanh lè, kèm theo một tiếng nổ muốn vỡ
tung vũ trụ. Lưng đeo bịch trái cây dệt bằng sợi cacbon, …”(Siêu ngoại) hoặc “Chị Trần Thống Kê, anh
Trần Thương Mại tìm 1.927 em Trần đăng ký lạc tại ga Sài Gòn. Đặc điểm: răng
to, sẹo dưới mũi phải, nằm mơ hay nói chữ nộp. Ông bà nào biết các cháu ở
đâu…”(Tìm trẻ lạc).
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt đã
góp phần tạo nên cái hay, giá trị, đầy thú vị để khẳng định sự thành công cũng
như sức hút của Lê Hoàng trong thể loại tiểu phẩm.
Tài
liệu tham khảo
1. Cù
Đình Tú (2007), Phong cách học và đặc điểm
tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Đinh
Trọng Lạc (1997), Phong cách học tiếng Việt,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Đinh Trọng Lạc (1999), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Đinh
Trọng Lạc (2013), Phong cách học tiếng Việt,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguồn
đọc các tiểu phẩm trên web
1.
Lê Hoàng (15/06/2008),Thư của trứng gà gửi cho chứng khoán,
Báo Thanh niên.
2.
Lê Hoàng (29/06/2012), Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí , Blog Lê
Thị Liên Hoan.
3.
Lê Hoàng (29/6/2012), Thư của ông chồng gửi cho vợ và bồ nhí,
Blog Lê Thị Liên Hoan.
4.
Lê Hoàng (29/06/2012), Thư của bồ nhí gửi cho bà vợ, Blog Lê Thị
Liên Hoan.
5.
Lê Hoàng (03/03/2013), Sự tích xe hoa, Báo Thanh niên.
6.
Lê Thị Liên Hoan (05/05/2008), Phỏng vấn một thường dân, Báo Công an
nhân dân.
7.
Lê Thị Liên Hoan (04/02/2011), Phỏng vấn con mèo, Báo Công an nhân dân.
8.
Lê Thị Liên Hoan (25/03/2011), Phỏng vấn cụ rùa, Báo Công an nhân dân.
9.
Lê Thị Liên Hoan (27/01/2012), Phỏng vấn cua hề Sác –lô, Báo Công an
nhân dân.
10. Lê
Thị Liên Hoan ( 15/09/2009), Phỏng vấn một
cảnh sát giao thông, Báo Công an nhân dân.
11. L.T.L.H
(18/10/2010), Phỏng vấn một con bò,
Báo Công an nhân dân.
* Bài thuyết trình Văn K2011
Môn: Phong cách học
GVHD: TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh
> Bài viết được đăng 17/4/2014
0 nhận xét:
Đăng nhận xét