TD- Có chăng là freedom?



     Ngày lễ Giáng sinh (Noel) đã không còn xa lạ với thế giới và cả người dân Việt Nam, nó không chỉ là ngày lễ dành riêng cho Kitô giáo, nhưng còn là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm dành cho tất cả mọi người.
Ở Việt Nam tuy không phải là ngày nghỉ bắt buộc, nhưng Giáng Sinh là dịp để bạn bè, người thân gia đình xum họp bên nhau, trao cho nhau những món quà ý nghĩa, cùng nhau cầu chúc An lành và Hạnh phúc. Chính vì đều đó, lễ Giáng sinh không phải là lễ hội “ngoại lai” du nhập từ phương Tây làm phá vở nét truyền thống dân tộc hay “đồng hóa” với văn hóa Tây phương, nhưng trái lại thể hiện sự hòa nhập có chọn lọc của dân tộc và là “món ăn” tinh thần không thể thiếu cho người VN, cho đến hôm nay lễ Giáng sinh vẫn được duy trì và ngày càng phát triển ở đất nước có hình chữ S này.

     Sự hội nhập hài hòa nét văn hóa này, thì thuật ngữ “Tự do tín ngưỡng” ngày càng được đề cao mạnh mẽ và bất nơi cứ đâu chúng ta đều thấy xuất hiện trên thông tin đại chúng và cả ở quốc tế. Tự do suy nghĩ, tự do tư duy, tự do ngôn luận và có cả tự do niềm tin, tín ngưỡng,… tất cả đều là quyền rất cơ bản của mỗi con người, do đó không có một thể chế nào có thể tước bỏ quyền đó từ bạn và cũng không có một cơ quan nào cho bạn chính sách “rộng lượng” hay “khoan hồng” từ những quyền ấy.

     Đều đó nói lên rằng sự hòa nhập văn hóa chính là xuất phát từ suy nghĩ, tâm thức của mỗi con người và do giá trị nhân văn sâu sắc của nó tạo nên. Nó có thể đi xuyên quốc gia mà không cần hộ chiếu và cũng không có chính sách, thể chế nào có thể ngăn cản hay loại trừ được. Và lễ Giáng sinh cũng thế, khi du nhập vào Việt Nam ban đầu có sự khó khăn riêng, khó hòa nhập do thời cuộc, lịch sử đất nước nhưng sau đó thì bắt đầu lan rộng từ thành thị, đến nông thôn; từ những người có tôn giáo sang không tôn giáo và sau cùng trở thành lễ hội sâu rộng và lớn trong năm. Đều này minh chứng rằng con người VN đón nhận lễ Giáng sinh không chỉ bề ngoài như kết đèn, hoa, ca hát, ăn mừng… nhưng còn là giá trị tư tưởng, giá trị của niềm tin mà lễ Giáng sinh đem đến. Con Hồng cháu Lạc đón nhận lễ Giáng sinh không phải là một trào lưu hay mang tính khuynh hướng nhưng đón nhận một cách có ý thức và chọn lọc. Ta luôn tự hào khi vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc một cách mạnh mẽ khi phương Bắc đô hộ ta một nghìn năm, mà không mất đi văn hóa, tinh thần Việt. Thì lễ Giáng sinh (Noel) là dịp mà ai ai cùng suy ngẫm, nhắc nhớ nhau về hình ảnh Thiên Chúa Ngôi hai từ trời cao xuống thế, mang thân phận con người để CHẾT vì tội lỗi con người. Ta không nói đến niềm tin tôn giáo, nhưng chi tiết đó cho ta thấy tính nhân văn sâu sắc, một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu và sự hy sinh cao cả… chính vì bản chất ngày lễ Giáng sinh ý nghĩa như thế mà mọi người trên thế giới nói chung và người dân VN nói riêng đón nhận trong sự vui vẻ và an bình.

     Nhưng để có một lễ Giáng sinh đúng nghĩa, tinh thần lễ Giáng sinh thể hiện một cách trọn vẹn ở vùng đất phương Nam thì chưa thật sự vẹn toàn. Từ nhiều phương diện khác nhau như Y tế (bệnh viện), Quân sự (công an, cảnh sát) các cơ quan, ban ngành nhà nước, và trong đó có môi trường giáo dục, từ trường học, KTX, thư viện,...tất cả công lập không được bày trí biểu tượng Giáng sinh, và càng không thể có những thứ mang “tính tôn giáo” vào bên trong. Có rất nhiều sinh viên, học sinh vẫn đang đè nặng tôn giáo và cho rằng vấn đề khá nhạy cảm khi có “tính chất tôn giáo” và cho rằng bị “đồng hóa tôn giáo” qua những vật biểu trưng đó. Từ các đoàn thể, phong trào Đoàn hội, câu lạc bộ, đội nhóm trong các trường ĐH công lập đều không thể thể hiện hết vai trò của mình khi tổ chức những sự kiện vui chơi, tình nguyện cho sinh viên, học sinh với lí do đơn giản TÔN GIÁO, vì tôn giáo khá nhạy cảm.

     Vậy, câu hỏi được đặc ra là tại sao lại như thế? Có chăng người Việt ta có sự ngộ nhận về lễ Giáng sinh hay chưa hiểu hết tinh thần ngày lễ? Hay đằng sau thuật ngữ “Tự do tín ngưỡng” có hoàn toàn đúng. Những điều nói trên không chỉ là vật chất, trang trí mang tính biểu tượng bên ngoài cho ngày lễ,… nhưng còn cho ta thấy được tính chất và hiểu thế nào về hai từ “Tự do”. Tự do không chỉ đơn thuần là cho mọi người thấy anh đang làm gì, ra sao để minh chứng tôi cho phép anh được tự do,… nhưng tự do cần phải xuất phát tự thân của mỗi người bằng cách tư duy, suy nghĩ và rồi dẫn đến hành động.

     Thực trạng hiện nay vẫn xảy ra rất phổ biến qua việc lạm dụng hai từ Tự do, và dường như tự do nó không còn giữ nguyên bản tính của nó, nhất là tự do tính ngưỡng tôn giáo. Khi bạn đi mua đồ tại các quầy, hàng ở chợ thì người bán họ tự do chào hàng hóa của mình, sao cho bạn thích thú…. Nhưng quyền quyết định có mua hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào ý bạn. Nhắc đến Tôn giáo cũng vậy, bạn có quyền bày tỏ niềm tin của mình cho người khác, bạn tự do “giới thiệu” tôn giáo của mình cho bạn bè, người thân và chia sẻ tín ngưỡng mà bạn cho là chân lý… nhưng không có nghĩa là bắt người khác tin và theo tôn giáo bạn đang theo. Tự do mỗi cá nhân được nâng cao và giá trị cao đẹp của mỗi tôn giáo cũng được thể hiện rõ nét như thế qua việc bạn tự thân khám phá mình phù hợp tôn giáo nào hoặc không theo tôn giáo nào. Tại sao bạn ngần ngại khi nghe người khác bày tỏ niềm tin của họ…? Bạn hoàn toàn làm như thế, hoặc bạn có thể tự hào khi không theo tôn giáo nào, ngoài tin vào năng lực bản thân,… bạn có quyền tự do và hoàn toàn làm được,… Vì vậy, những từ như “nhạy cảm”, khái niệm “tôn giáo nhạy cảm” sẽ không còn xuất hiện nữa khi bạn ý thức rõ ràng và cụ thể về ý nghĩa của hai từ Tự do. Đừng để giá trị nhân văn sâu sắc của mỗi tôn giáo bị lu mờ bởi những ý niệm, suy nghĩ tiêu cực, hay lợi ích riêng của nhiều người mà đánh mất cao đẹp của mỗi tôn giáo.


TP. HCM ngày 6 tháng 12 năm 2013
Giuse. Nguyễn Tuấn Dũng


> Bài viết được đăng 19/3/2014
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét